• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Văn học-Nghệ thuật

"Cơn lốc quản trị": Vì sao KPI càng siết chặt thì nhân viên càng lách luật?

10:10 08/09/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

"Cơn lốc quản trị" (ba trụ cột của văn hóa doanh nghiệp) được đánh giá là cuốn sách xứng đáng có trong tủ sách của nhà quản trị.

Tháng 9, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt cuốn sách Cơn lốc quản trị của GS Phan Văn Trường. Tác phẩm dài 250 trang, gồm 8 chương, bàn về 3 trụ cột của văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa lãnh đạo: Mọi việc đều căn cứ theo "lợi ích tối đa của doanh nghiệp".

Văn hóa làm việc: Truyền thông toàn diện, hay còn gọi là văn hóa báo cáo kịp thời.

Văn hóa tự thân cho mỗi nhân viên: Ôn hòa và chuyên nghiệp.

Ở mỗi phong cách văn hóa, GS Phan Văn Trường giải thích chi tiết nội hàm và ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp, với nhiều ví dụ mà chính ông đã trải qua hoặc chứng kiến.

Cơn lốc quản trị: Vì sao KPI càng siết chặt thì nhân viên càng lách luật? - 1

Bìa sách "Cơn lốc quản trị" (Ảnh: NXB Trẻ).

Trên thực tế, các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, văn hóa có khả năng vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.

Cơn lốc quản trị sẽ giúp độc giả hiểu sâu hơn về lãnh đạo: Không dụng cụ quản lý nào có khả năng thay thế văn hóa doanh nghiệp. Không quy trình nào mang nhiều quyền lực như văn hóa.

Điều đặc biệt là quyền lực từ văn hóa luôn rất nhẹ nhàng, thuần hậu, tự giác và bao hàm cả tự quản. Sai quy trình có thể khó lòng phát hiện, nhưng sai văn hóa sẽ hiện rõ mồn một...

Là một nhà quản trị ở nhiều cấp bậc, phong cách viết đặc sắc của GS Phan Văn Trường là diễn đạt dễ hiểu những điều có vẻ mơ hồ trong nghệ thuật quản trị, ví như cách ông phân biệt "Quản lý" và "Quản trị".

"Quản lý là làm tốt nhất có thể việc mà bạn được giao. Quản trị là việc của lãnh đạo, chọn đúng việc, đúng người và đúng thời điểm.

Quản lý liên quan đến công việc. Quản trị liên quan đến con người.

Những phương pháp quản lý biến đổi không ngừng theo những tiến bộ của công nghệ, của những mô thức lý luận khoa học và kỹ thuật mới. Quản trị thì bất biến, vì con người từ muôn thuở vẫn không thay đổi".

Cơn lốc quản trị: Vì sao KPI càng siết chặt thì nhân viên càng lách luật? - 2

Những tác phẩm của GS Phan Văn Trường do NXB Trẻ phát hành (Ảnh: NXB Trẻ).

"Thực hiện "cách mạng" văn hóa doanh nghiệp vừa dễ vừa khó. Tôi đã may mắn có những trải nghiệm tích cực, trong khi một số lãnh đạo khác đã không đạt chiều hướng mong muốn. Một trong những lý do chính đưa tới thất bại hay thành công là lòng tin giữa người với người.

Trên bản chất, doanh nghiệp vốn dĩ phải là nơi gắn bó người với người, nhân sự với nhau, nhân viên với lãnh đạo. Sứ mệnh chung, thách thức chung, việc nào cũng phải chia sẻ, việc nào cũng phải hợp lực cùng làm và cùng đúc kết.

Nghe có vẻ dễ, nhưng khi làm thử mới thấy rằng chỉ cần một số ít nhân viên e dè, một số ít nữa hoài nghi, như thế là đủ để cuộc chuyển đổi thất bại", trích nội dung sách Cơn lốc quản trị.

"Một KPI hay OKR (tạm dịch: năng suất, mục tiêu công việc) tại nước văn minh luôn luôn là kết quả của một cuộc thương thuyết gay go giữa nhân viên với ý thức trách nhiệm cao và lãnh đạo. Nhân viên phải giải thích tại sao mức sào nào đó quá cao, không thể đạt được, còn lãnh đạo phải thuyết phục nhân viên rằng mục tiêu vừa nói vẫn còn quá thấp.

Ý nghĩa thực của KPI/OKR là tạo cơ hội cho cấp trên và cấp dưới cùng nhận định được mốc khả thi cao nhất có thể cho đôi bên, mà chỉ một cuộc thương thuyết tay đôi sếp-nhân viên mới giúp tìm ra. Nó không thể là một bản tổng kết lỏng lẻo và thiếu kiểm định.

Thành thử, KPI ở đây sẽ là một cuộc thương thuyết đi tới một cuộc cam kết xuyên tổ chức.

Còn ở các doanh nghiệp trong nước, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một cuộc thương thuyết nào giữa lãnh đạo và nhân viên để cố định một mục tiêu mang tính cam kết và ràng buộc đôi bên.

Phía nhân viên đã đành, nhưng lãnh đạo cũng có phần cam kết của họ trong việc thực hiện KPI của nhân viên - họ phải hỗ trợ như thế nào, họ phải tôn trọng tiến độ của công việc ra sao…", trích nội dung sách.

Theo Nhà xuất bản Trẻ, sách kinh tế - quản trị trên thị trường rất nhiều, nhưng đa phần là sách dịch nên sẽ có khoảng cách nhất định với thực tế doanh nghiệp trong nước.

Đơn vị kiên trì theo đuổi dòng sách được viết bởi chuyên gia kinh tế trong nước như GS Phan Văn Trường, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, bà Nguyễn Phi Vân, ông Lý Quý Trung… để doanh nhân và người làm quản lý tại Việt Nam, dù công ty ở quy mô nào cũng sẽ rút ra được ứng dụng cho mình.

Phương Hoa (theo dantri.com.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra một số di tích xuống cấp
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu kiểm tra một số di tích xuống cấp

    Chiều 28/5, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực trạng một số di tích đã xuống cấp tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND huyện Lập Thạch.

  • NXB Kim Đồng tái bản truyện ký "Theo dấu chân Người"
    NXB Kim Đồng tái bản truyện ký "Theo dấu chân Người"

    Truyện ký "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS Trình Quang Phú sẽ được NXB Kim Đồng tái bản trong một diện mạo mới.

  • Sức hút của những chiếu Chèo lưu động
    Sức hút của những chiếu Chèo lưu động

    Nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh (Sở VH- TT&DL) đã duy trì tốt hoạt động nghệ thuật biểu diễn Chèo tại các xã nông thôn, miền núi. Những vở diễn, trích đoạn Chèo cổ, đương đại hay các làn điệu dân ca Chèo ngọt ngào, sâu lắng do các nghệ sĩ biểu diễn đã thu hút được đông đảo nhân dân địa phương đến xem, tạo không khí rộn rã khắp các làng quê.

  • “Con người trong kỷ nguyên số” - sách đáng suy ngẫm về thời đại ta đang sống
    “Con người trong kỷ nguyên số” - sách đáng suy ngẫm về thời đại ta đang sống

    “Homo Numericus: Con người trong kỷ nguyên số” - cuốn sách của tác giả Daniel Cohen, được ra mắt bản dịch tiếng Việt trong tháng 5 này, kết hợp giữa kiến thức kinh tế, lịch sử và triết học để lý giải cách mạng số đã thay đổi bản chất con người và xã hội hiện đại.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.67
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc