• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Sức khỏe đời sống

Dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh và cách xử trí

11:06 05/12/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Thời tiết lạnh là mối nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Vậy nguyên nhân dẫn đến đột quỵ mùa lạnh là gì và phải làm gì khi bị đột quỵ mùa lạnh?

Vì sao mùa lạnh dễ bị đột quỵ?

Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

Thêm vào đó, mùa đông mọi người thường hạn chế uống nước nên khiến độ nhớt của máu tăng. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.

Dấu hiệu đột quỵ do trời lạnh

Các dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh cũng tương tự như các dấu hiệu đột quỵ thông thường. Bạn có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T đột quỵ để có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:

F (Face – Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Có thể yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.

A (Arms – Cánh tay): Dấu hiệu đột quỵ phổ biến chính là yếu, tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bị đột quỵ không thể cùng lúc nâng hai tay lên cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.

S (Speech – Lời nói): Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh,… là những dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh bạn nên chú ý.

T (Time – Thời gian): Khi thấy một người có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với mô tả về dấu hiệu F.A.S.T đột quỵ, cần hành động ngay lập tức để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.

Ngoài các triệu chứng trên, còn có một số dấu hiệu đột quỵ khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, suy giảm thị lực, khó khăn trong việc nuốt,…

Làm gì khi bị đột quỵ mùa lạnh?

Khi thấy người bị đột quỵ, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm, giúp người bệnh được điều trị kịp thời sẽ hạn chế được những di chứng về sau. Do đó, ngay khi thấy một ai đó có một trong các dấu hiệu sau như tê bì một tay, một chân; nói khó, méo miệng; mờ một mắt đột ngột; đau đầu dữ dội thì nên gọi cấp cứu hay đến ngay bệnh viện gần nhất có chuyên khoa chẩn đoán, điều trị đột quỵ.

Trong quá trình chờ cấp cứu, không nên tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì một số loại thuốc sẽ làm tình trạng xuất huyết não trở nên nghiêm trọng hơn và làm các biến chứng sẽ càng nặng nề hơn, tăng nguy cơ tử vong.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không chích máu ngón tay người bệnh; không cử động, lắc người bệnh; không cho người bệnh ăn hay uống để tránh sặc,… Người nhà cũng không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột quỵ.

Với người bị đột quỵ mùa lạnh, nên để người bệnh nằm nghiêng một chỗ, nới lỏng quần áo, tránh để người bệnh mặc trang phục quá chật. Ghi lại thời gian người bệnh có dấu hiệu đột quỵ cũng như các triệu chứng của người bệnh để có thể cung cấp với nhân viên y tế.

Bác sĩ chuyên khoa I. Trần Văn Thắng

(Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Hiểm họa từ các loại thực phẩm “nhái” thương hiệu
    Hiểm họa từ các loại thực phẩm “nhái” thương hiệu

    Qua việc nắm bắt công tác tổ chức bếp ăn bán trú tại một số trường học, phóng viên ghi nhận chất lượng bữa ăn của học sinh đã được các nhà trường quan tâm, nâng cao hơn trước. Tuy nhiên, ở một số bếp ăn còn tình trạng sử dụng bột ngọt (mì chính), hạt nêm có tên gọi “lạ”, na ná các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng với các sản phẩm chất lượng, dấy lên sự hoài nghi về hàng hóa kém chất lượng, thậm chí là hàng giả như đường dây sản xuất sữa, thực ...

  • Bí quyết sống khỏe trường thọ của người Nhật
    Bí quyết sống khỏe trường thọ của người Nhật

    Người Nhật sống khỏe mạnh, trường thọ nhờ ăn uống cân bằng, tập trung vào hương vị, chánh niệm, chú trọng giấc ngủ ngắn, hòa mình vào thiên nhiên.

  • Duy trì lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe
    Duy trì lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe

    Việc tạo dựng một lối sống lành mạnh luôn là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Sống lành mạnh sẽ giúp cơ thể duy trì được sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, từ đó góp phần nâng hiệu suất học tập, công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

  • Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại
    Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại

    Mùa hè đang đến gần, thời tiết nắng nóng là điều kiện dễ phát sinh nhiều loại dịch bệnh, trong đó có bệnh dại. Dù là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong rất cao, tuy nhiên, hiện nay người dân ở nhiều địa phương vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dại và rất chủ quan trong việc nuôi thả động vật, đặc biệt là chó, mèo, dẫn đến những nguy cơ lây truyền bệnh dại luôn hiển hiện.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12649747
Trong ngày: 11926 Trong tuần: 305982 Trong tháng: 527757
Địa chỉ IP của bạn: 18.119.213.42
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc