• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Văn Miếu tỉnh - Điểm đến văn hóa hấp dẫn

10:53 02/04/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Văn Miếu tỉnh là nơi tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền của Nho học, thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân trong tỉnh. Không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học, Văn Miếu tỉnh còn là nơi để các thế hệ học sinh tìm về nguồn cội, viết tiếp trang sử thành tích cho giáo dục tỉnh nhà. Thời điểm này gần cuối năm học nên Văn Miếu tỉnh thu hút rất đông học sinh, giáo viên đến dâng hương, báo công, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu.

Lượng du khách tăng cao mỗi năm

Dịp cuối tuần vừa qua, mặc dù thời tiết khá lạnh kèm mưa, nhưng nhiều đoàn học sinh cấp tiểu học, THCS, THPT ở các địa phương vẫn có mặt rất đông tại Văn Miếu tỉnh để chụp ảnh kỷ yếu.

Văn Miếu tỉnh là “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học cho thế hệ trẻ.

Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lê Hải cho biết: “Những năm gần đây, lượng du khách, học sinh đến với Văn Miếu tỉnh ngày càng đông, cao điểm là quý I, II, trước khi bước vào kỳ nghỉ hè. Thời điểm này, ngoài các đoàn học sinh đến chụp ảnh kỷ yếu cũng có nhiều đoàn đến Văn Miếu tỉnh dâng hương các bậc tiên thánh, tiên hiền để báo công.

Nhất là đối với những trường giàu thành tích như Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc thường xuyên có các đoàn học sinh giỏi, đội tuyển đi thi cấp quốc gia, quốc tế. Trước mỗi kỳ “xuất quân”, các thầy trò đều tổ chức lễ dâng hương chu đáo, sau các kỳ thi lại về đây để báo công. Hoạt động này trở thành thông lệ và lan tỏa đến các trường, trở thành nét đẹp văn hóa trước mỗi kỳ thi”.

Dịp cuối tuần, Văn Miếu tỉnh tấp nập các đoàn học sinh từ sáng sớm đến chiều tối.

Vào dịp cuối tuần, mỗi ngày Văn Miếu tỉnh đón từ 1.200-1.300 khách. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2025, Văn Miếu tỉnh đón từ 30.000 - 40.000 du khách, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Để phục vụ du khách đến tham quan, chiếm bái, đơn vị đã bố trí lực lượng thường trực các ngày trong tuần, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật. Các đoàn du khách, học sinh, giáo viên có nhu cầu đến Văn Miếu tỉnh dâng hương, chiêm bái, chụp ảnh đều có nhân viên hướng dẫn thực hiện các nghi thức đầy đủ.

Học sinh tham gia các kỳ thi tổ chức dâng hương, báo công tại Văn Miếu tỉnh.

Theo một số giáo viên ở các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, từ ngày có Văn Miếu tỉnh, các nhà trường không tổ chức cho học sinh xuống Văn Miếu Quốc tử giám (thành phố Hà Nội) tham quan như trước mà đến Văn Miếu tỉnh.

Nhiều giáo viên đưa học sinh xuống Văn Miếu tỉnh tham quan tới 2-3 lần, nhưng lần nào cũng háo hức bởi khuôn viên Văn Miếu tỉnh rộng rãi, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, trải nghiệm và có nhiều góc check in lý tưởng. Từ cổng Nghi Môn có tứ trụ đá sừng sững, uy nghiêm đến dãy nhà bia Tiến sĩ, nhà Trống, nhà Chuông hay những khu vực trồng hoa, các bãi cỏ lau đều rất đẹp khi lên hình.

Hoạt động phong phú với các cuộc trưng bày, triển lãm

Chị Nguyễn Thị Thơm, một phụ huynh học sinh Trường THCS Tô Hiệu cho biết: “Hôm nay, tôi cùng giáo viên đưa các cháu học sinh lớp 9A5 đến Văn Miếu tỉnh chụp ảnh kỷ yếu. Mặc dù nhà ở thành phố Vĩnh Yên, nhưng quả thật đây là lần đầu tiên tôi đến Văn Miếu tỉnh và thấy choáng ngợp trước không gian, kiến trúc nơi đây.

Cô trò rất phấn khởi, đặc biệt là các bạn học sinh, bởi các em vừa được tìm hiểu truyền thống hiếu học khoa bảng, vừa được tham gia các hoạt động trải nghiệm và hoàn thiện bộ ảnh kỷ yếu đẹp, ý nghĩa”.

Là công trình văn hóa trọng điểm mang nhiều giá trị lớn lao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Văn Miếu tỉnh đã lưu giữ sự phát triển rực rỡ của nền khoa bảng Vĩnh Phúc. Truyền thống văn hiến, giáo dục ấy đã và đang được các thế hệ trẻ gìn giữ, phát huy khi các thế hệ học sinh tìm về để tri ân truyền thống tôn sư trọng đạo, nối tiếp truyền thống hiếu học của ông cha ta.

Cũng theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, đơn vị luôn quan tâm, quán triệt đội ngũ nhân viên Văn Miếu tỉnh nâng cao tính chuyên nghiệp, nền nếp trong phục vụ, tiếp đón du khách, nhân dân tới tham quan, chiêm bái tại đây. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, thuyết minh, hướng dẫn để du khách, nhân dân, đặc biệt là đối với giới trẻ, các em học sinh hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử...

Nhiều tour tham quan chọn Văn Miếu tỉnh là địa điểm trải nghiệm.

Hiện nay, Văn Miếu tỉnh đã triển khai thực hiện và đưa vào vận hành hệ thống thuyết minh tự động bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Hàn, Nhật), trên nền tảng ứng dụng 63 STravel. Mục tiêu nhằm phát huy hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số để du khách, nhân dân dễ dàng, chủ động tiếp cận thông tin giới thiệu về Văn Miếu tỉnh, kể cả tiếp cận từ xa.

Thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm và các hoạt động phù hợp nhằm làm phong phú các hoạt động tại Văn Miếu; duy trì không gian, cảnh quan sạch đẹp, làm nổi bật vẻ đẹp cảnh quan kiến trúc của công trình. Đồng thời thí điểm đưa một số dịch vụ phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần thu hút du khách, nhân dân đến với Văn miếu Vĩnh Phúc ngày càng nhiều hơn.

Được biết, hiện nay, công trình Văn Miếu tỉnh vẫn chưa được hoàn thiện một số hạng mục. Do đó, lãnh đạo đơn vị mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư để công trình sớm hoàn thiện tổng thể và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy tối đa các giá trị văn hóa.

Bài, ảnh: Hà Trần

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao
    Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao

    Trước tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt ở thôn Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền; đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  • Lễ hội Bơi chải truyền thống xã Tứ Yên
    Lễ hội Bơi chải truyền thống xã Tứ Yên

    Ngày 21/6 (tức ngày 26/5 âm lịch), UBND xã Tứ Yên, huyện Sông Lô tổ chức lễ hội Bơi chải truyền thống năm 2025.

  • Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
    Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa

    Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các di tích được tu bổ, tôn tạo, trùng tu không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân mà còn giáo dục truyền thống cách mạng; tạo điểm đến độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, chiêm bái, thúc đẩy phát triển du lịch.

  • Văn miếu tỉnh - giá trị văn hóa, lịch sử và thời đại
    Văn miếu tỉnh - giá trị văn hóa, lịch sử và thời đại

    Được khởi công xây dựng từ năm 2012, đến tháng 1/2017, Văn miếu tỉnh bắt đầu mở cửa phục vụ du khách, nhân dân tham quan, chiêm bái, nghiên cứu, tìm hiểu. Văn miếu tỉnh đang từng bước tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa; quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu và giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống gắn với Văn miếu, lịch sử Nho học nhằm khai thác, phát huy giá trị, công năng sử dụng của một thiết chế văn hóa được coi là trọng điểm của tỉnh.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.117
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc