• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Món ngon

Gỏi vó cần Hương Canh - món ngon tiêu biểu Việt Nam

17:21 14/12/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Rau cần vốn là loài rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Thế nhưng, từ loài rau bình dị, quen thuộc này, người dân thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên) đã có cách chế biến độc đáo, làm nên món gỏi vó cần với hương vị thanh mát, đặc sắc. Vừa qua, gỏi vó cần Hương Canh là món ăn duy nhất của Vĩnh Phúc được vinh dự bình chọn vào danh sách Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.

Rau cần làm gỏi vó phải chọn loại có thân trắng nõn, cọng rau mềm, nhỏ, mỏng thân và ít lá. Ảnh: Dương Chung

Rau cần ta còn có tên gọi khác là cần nước, hồ cần, cần ống, hương cần... là loại cây thảo nhẵn, thường được trồng ở ruộng ngập nước có nhiều bùn hoặc ở ao. Không chỉ là món rau xanh bổ sung vitamin và khoáng chất, cần ta còn có cộng dụng rất tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, hạ sốt, kháng viêm...

Từ những lợi ích mang lại, rau cần là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt với những cách chế biến đa dang, phong phú. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất có thể kể đến món gỏi vó cần Hương Canh, món ăn đã được vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.

Ở Hương Canh có hai câu thơ truyền miệng mà từ người già đến trẻ nhỏ đều biết, phần nào thể hiện sự yêu thích của người dân nơi đây đối với món gỏi vó cần: “Cỗ ngày Xuân bày ra trăm kiểu/ Riêng Hương Canh không thiếu vó cần”.

Do đặc tính ưa khí hậu ẩm và mát nên rau cần thường được trồng và sinh trưởng, phát triển tốt vào mùa Đông, đầu xuân. Vào những thời điểm này, trong mâm cỗ của người dân ở thị trấn Hương Canh không thể thiếu món gỏi vó cần.

Thoạt nhìn, món vó cần có vẻ rất đơn giản nhưng bắt tay vào làm mới thấy để tạo ra thành phẩm là một đĩa vó cần đúng chất Hương Canh thực sự không dễ. Có kinh nghiệm mấy chục năm làm món gỏi vó cần và thường xuyên nhận đặt làm món ăn này cho các bữa tiệc, bà Đường Thị Liên, tổ dân phố Trong Ngoài cho biết: “Trong một mâm cỗ với nhiều món thịt, cá, món vó cần thanh mát giúp chống ngán, cân bằng hương vị cho tổng thể bữa ăn nên rất được ưa chuộng.

Để làm được món vó cần ngon cần phải tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Rau cần phải có thân trắng nõn, cọng rau mềm, nhỏ, mỏng thân và ít lá; đây là loại rau trồng ở những ao nước sạch, không lẫn bèo tấm, bèo dâu.

Khi sơ chế cần nhặt hết rễ và lá, rửa sạch, chẻ đôi những cọng to, nghiêng dao thái vát thành miếng dài chừng hai đốt ngón tay (hai đầu đều vạt ống). Ngoài rau cần, nguyên liệu để làm ra món này còn có tai lợn luộc hoặc thịt ba chỉ rán vàng, bánh đa mật, lạc rang và các loại gia vị như giấm, tỏi, ớt, nước mắm, đường…".

Ngày xưa, người Hương Canh dùng gân chân trâu, bò, lợn chao vàng với mỡ để làm nguyên liệu chính cho món vó cần, nhưng ngày nay, nguyên liệu này được thay thế bằng tai lợn hoặc thịt ba chỉ.

Một nguyên liệu đặc biệt khác làm nên hương vị độc đáo của món gỏi vó cần Hương Canh là bánh đa mật. Hiện nay, ở thị trấn Hương Canh còn khoảng chục hộ làm món bánh đa mật và chủ yếu sản xuất vào thời điểm Đông, Xuân, đúng vụ rau cần.

Bà Đường Thị Liên, tổ dân phố Trong Ngoài, thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên) chuẩn bị các nguyên liệu làm món gỏi vó cần. Ảnh: Dương Chung

Gắn bó nhiều năm với nghề sản xuất bánh đa mật, anh Nguyễn Văn Quế, tổ dân phố Nhị Bờ chia sẻ: “Bánh đa mật được làm từ mật mía nấu chín rồi trộn đều bột gạo tẻ đã xay thành một hỗn hợp để tráng thành bánh. Bánh đa được tráng mỏng, phơi khô sẽ có màu cánh gián nhạt.

Khi chế biến món gỏi vó cần, người làm đem bánh đa mật nhúng qua nước cho mềm, cắt thành những đoạn nhỏ hình lá lúa rồi đem rán giòn. Khi bánh ròn cong, có màu đỏ ngả cánh gián thì vớt ra ngay để ráo mỡ. Rán bánh đa mật cần liên tục đảo đều tay để bánh vừa chín tới bởi nếu quá lửa bánh ăn sẽ bị đắng vì mật cháy, nếu chưa kỹ bánh ăn sẽ cứng và không có mùi thơm”.

Khi các nguyên liệu đã được sơ chế, chuẩn bị xong, khâu quan trọng nhất chính là trộn vó cần. Quan sát các bà, các cô chế biến món ăn mới thấy tất cả các khâu đều cần tỉ mỉ, cẩn thận mới có thể tạo ra món gỏi vó cần với đầy đủ hương vị đặc trưng.

Rau cần được cho vào một mâm sạch để trộn với các loại gia vị cho ngấm rồi tiếp tục cho tai lợn luộc hoặc thịt ba chỉ đã rán vàng. Chừng 5-10 phút gia vị ngấm đều là có thể bày ra đĩa, rắc thêm một lớp lạc rang giã nhỏ với một nắm bánh đa mật lên trên cùng.

Quá trình thực hiện cần nhẹ tay để đảm bảo rau không bị nát, ngấm đều gia vị. Từng cọng cần vừa thơm giòn, vừa mát quyện lẫn với vị béo, giòn của bánh đa mật rán, tai lợn luộc hay thịt ba chỉ, thêm chút bùi bùi của lạc rang, vị chua của giấm và chanh… tạo nên hương vị độc đáo của món gỏi vó cần.

Nhằm tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024".

Đề án tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu xây dựng "Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam" và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành "Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam" và "Bảo tàng trực tuyến ẩm thực Việt Nam".

Trong giai đoạn I, Đề án đã nhận được 421 đề cử món ẩm thực được gửi đến từ 60/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, qua đó đã lựa chọn được 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam, trong đó có gỏi vó cần Hương Canh.

Với việc được vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam sẽ giúp món gỏi vó cần Hương Canh ngày càng được nhiều người biết đến, góp phần thu hút du khách đến tham quan, thưởng thức, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung, quảng bá hình ảnh của Vĩnh Phúc đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

Lê Mơ

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Lan tỏa lối sống lành mạnh từ thực phẩm chay
    Lan tỏa lối sống lành mạnh từ thực phẩm chay

    Trong nhịp sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lối sống xanh và thói quen ăn uống lành mạnh. Do vậy, ăn chay không còn là khái niệm xa lạ bởi sự đa dạng của ẩm thực chay, cùng với những lợi ích về sức khỏe và tinh thần đã thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến với lối sống lành mạnh này.

  • Cơ hội vàng quảng bá văn hóa, ẩm thực
    Cơ hội vàng quảng bá văn hóa, ẩm thực

    Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, Vĩnh Phúc hiện còn lưu giữ gần 400 lễ hội đặc sắc, mang giá trị gắn kết cộng đồng. Các lễ hội được bảo tồn và duy trì hằng năm đã góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa đặc trưng, ẩm thực truyền thống của Vĩnh Phúc đến bạn bè gần xa, tạo sức hút đối với du khách, thúc đẩy phát triển du lịch.

  • Đặc sắc hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy tại Lễ hội Tây Thiên
    Đặc sắc hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy tại Lễ hội Tây Thiên

    Năm nào cũng vậy, Lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo (từ ngày 12 - 17/2 âm lịch) thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Lễ hội có nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn, trong đó nổi bật là hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

  • Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng
    Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng

    Là người con Vĩnh Phúc xa quê đã hơn nửa thế kỷ, nhưng dù trong điều kiện nào, trong lòng vẫn lưu giữ niềm tự hào về một vùng đất địa linh, nhân kiệt với những con người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong đổi mới. Ngay trong hoàn cảnh khó khăn vẫn thắp sáng một niềm tin, một ước mơ về những điều tốt đẹp. Phải chăng đó là nét riêng của người Vĩnh Phúc.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 3.139.99.145
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc