• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Xã hội

Đánh thuế nước ngọt: Hiểu đúng để không phản ứng sai

10:39 16/06/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Ngày 14/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, đánh dấu bước chuyển mới trong chính sách sức khỏe cộng đồng. Đây là loại thuế nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do lạm dụng đường. Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra nhiều vấn đề về tác động kinh tế, cần lộ trình hợp lý và truyền thông rõ ràng để đạt hiệu quả bền vững.


Không ít người trẻ coi nước ngọt là “văn hóa giải khát thời hiện đại”, thói quen này cần phải được thay đổi để giảm những nguy cơ về sức khỏe.

Một ly đường, một gánh lo!

Trong cốc nước giải khát mát lạnh mà chúng ta nhấp môi mỗi ngày, ẩn chứa không chỉ vị ngọt mà còn cả nguy cơ bệnh tật. Theo Bộ Y tế, mức tiêu thụ đường ở Việt Nam hiện nay cao hơn mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần gấp đôi. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ béo phì, đái tháo đường, tim mạch ở trẻ em và người trưởng thành đang tăng nhanh chưa từng thấy. Khi WHO, UNICEF và nhiều tổ chức quốc tế liên tục cảnh báo, hơn 100 quốc gia đã áp thuế đồ uống có đường, thì Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế từ năm 2027 với lộ trình 8 - 10%, là một bước chuyển quan trọng trong chính sách sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu không chỉ là thu ngân sách. Đây là "thuế hành vi", nghĩa là đánh thuế để định hướng thói quen tiêu dùng, giảm dần lượng đường đưa vào cơ thể một cách vô thức qua đồ uống hằng ngày. Hành vi thay đổi, bệnh tật sẽ giảm. Ít bệnh, xã hội tiết kiệm được chi phí y tế. Đó là cách các quốc gia như Anh, Mexico, Pháp… đã chứng minh bằng số liệu cụ thể sau nhiều năm áp dụng.

Chính sách đúng cần cách làm hay

Tuy nhiên, bất cứ chính sách thuế nào cũng không tránh khỏi phản ứng từ dư luận, và chính sách này cũng vậy. Không ít doanh nghiệp lo ngại sẽ bị ảnh hưởng bởi chi phí tăng, sức mua giảm. Người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp, có thể phải “thắt lưỡi” trước mỗi lon nước ngọt vì giá tăng thêm 1.000 - 2.000 đồng. Và họ có lý do để lo. Bởi nếu không làm rõ khái niệm “nước có đường là gì?”, nếu không có tiêu chí kỹ thuật rõ ràng, minh bạch trong áp dụng, thì chính sách dễ bị hiểu sai và thực hiện sai.

Chẳng hạn, nước dừa đóng lon, nước trái cây có pha đường, hay sữa trái cây - liệu có bị xếp chung vào diện chịu thuế? Điều này cần hướng dẫn cụ thể, công bố công khai và theo chuẩn quốc tế. Chưa kể, nếu chỉ đánh thuế mà không có truyền thông giáo dục đi kèm, người dân sẽ không thay đổi hành vi tiêu dùng. Họ có thể chuyển từ nước ngọt đóng chai sang các loại thức uống khác cũng ngọt không kém, nhưng không bị đánh thuế vì chưa nằm trong danh mục. Khi ấy, mục tiêu giảm bệnh sẽ không đạt, mà chỉ còn lại… tăng thu.

Cái thiếu lớn nhất hiện nay không phải là nghị quyết hay quyết tâm, mà là một “gói chính sách thông minh đi kèm”, bao gồm: Truyền thông mạnh mẽ để người dân hiểu lý do chính sách. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản phẩm ít đường, lành mạnh. Định hướng chi tiêu nguồn thu từ thuế này trở lại cho các chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm, cải thiện dinh dưỡng học đường. Đặc biệt, minh bạch thông tin để tránh hoang mang, lo sợ thái quá.

Vững vàng trước “phép thử”

Là vùng đất có truyền thống sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Phúc đang chuyển mình mạnh mẽ với các khu công nghiệp, đô thị hóa nhanh, thu nhập tăng... kéo theo đó là thay đổi trong thói quen ăn uống. Không ít người trẻ coi nước ngọt là “văn hóa giải khát thời hiện đại”. Nhưng chính họ cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các bệnh lý do tiêu thụ đường quá mức. Do đó, nếu hiểu đúng bản chất của thuế này, không phải để “bóp nghẹt” doanh nghiệp, càng không phải để “móc túi” người tiêu dùng mà là để thúc đẩy chuyển đổi sang lối sống lành mạnh hơn, Vĩnh Phúc chúng ta sẽ có cơ hội đi đầu trong việc ủng hộ và giám sát chính sách. Bởi lẽ, nếu chúng ta không thay đổi, chính chiếc bụng phệ, đôi chân phù, trái tim yếu của thế hệ mai sau sẽ là cái giá rất đắt.

Thuế không chỉ là con số, đó là lựa chọn cho tương lai. Một chính sách dù đúng đến đâu, nếu thiếu đồng thuận, thiếu minh bạch và thiếu hành động đồng bộ, cũng dễ bị hiểu sai và phản tác dụng. Đánh thuế nước ngọt có đường không phải chuyện của riêng Bộ Tài chính, càng không chỉ là gánh nặng của người tiêu dùng. Đó là một “phép thử” với tầm nhìn chính sách, là cách để chúng ta trả lời câu hỏi: giữa một ly nước ngọt và một cộng đồng khỏe mạnh, ta chọn điều gì?

Bài, ảnh: Cúc Phương


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • LỜI TÒA SOẠN!
    LỜI TÒA SOẠN!

    Chúng tôi viết những dòng cuối cùng này trong một xúc cảm đầy lắng đọng với biết bao tự hào và lưu luyến. Vậy là đã 15 năm Báo Vĩnh Phúc Điện tử (thuộc Báo Vĩnh Phúc) ra đời và đồng hành cùng bạn đọc. Nói như nhà thơ cách mạng Tố Hữu thì 15 năm ấy biết bao nhiêu tình!

  • Những yêu thương xin gửi lại nơi này!
    Những yêu thương xin gửi lại nơi này!

    Tháng Sáu đã bước vào ngày cuối cùng. Và vậy là chỉ còn vài giờ nữa thôi, chúng tôi sẽ chính thức khép lại hành trình của mình sau nhiều năm gắn bó.

  • Sẵn sàng vận hành bộ máy cấp tỉnh, xã mới
    Sẵn sàng vận hành bộ máy cấp tỉnh, xã mới

    Sáp nhập tỉnh, thành, không tổ chức cấp huyện là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước, là bước đột phá về thể chế. Với tâm thế sẵn sàng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung mọi công việc để chuẩn bị vận hành tốt chính quyền địa phương 2 cấp, góp phần xây dựng nền hành chính tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng với kỳ vọng của nhân dân.

  • Sẵn sàng tâm thế vận hành chính quyền địa phương hai cấp
    Sẵn sàng tâm thế vận hành chính quyền địa phương hai cấp

    Sáp nhập tỉnh, thành, không tổ chức cấp huyện là chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng, Nhà nước, là bước đột phá về thể chế. Với tâm thế sẵn sàng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung mọi công việc để chuẩn bị vận hành tốt chính quyền địa phương 2 cấp, góp phần xây dựng nền hành chính tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng với kỳ vọng của nhân dân.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.117
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc