• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Điểm đến

Gìn giữ những ngôi chùa cổ gắn với phát triển du lịch

06:08 28/03/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Vĩnh Phúc là vùng địa linh nhân kiệt với địa thế “núi bọc sông bao, sơn kỳ thủy tú”. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn có hệ thống di tích lịch sử đa dạng, phong phú, mang giá trị lớn về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng dân cư. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, đặc biệt là những ngôi chùa cổ luôn được tỉnh quan tâm nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống và tạo ra lợi thế trong phát triển du lịch tâm linh.

Nằm bên dòng Lô giang, Vĩnh Phúc Tự (chùa Am) là một trong 3 di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993, là niềm tự hào của người dân xã Sơn Đông (Lập Thạch).

Các cụ cao niên trong làng Quan Tử cho biết, chùa Am được xây dựng vào khoảng năm Bính Tý, niên hiệu Chính Hòa (1696), thời vua Lê Hy Tông và được ghi rõ trên cây hương đá dựng giữa sân chùa. Việc xây dựng kéo dài trong vòng 15 năm, đến năm Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh (1710) mới hoàn thành.

Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, vì vậy, kết cấu và quy mô kiến trúc, cảnh quan tổng thể đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, chùa vẫn giữ được dáng vẻ uy nghiêm và mang giá trị văn hóa, nghệ thuật trường tồn với thời gian.

Kiến trúc độc đáo của di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Am, xã Sơn Đông (Lập Thạch). Ảnh: Kim Ly

Đồng chí Chu Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông cho biết: “Chùa Am tọa lạc ở cổng Đông của làng Quan Tử, trên một gò đất nổi cao giữa cánh đồng trũng. Người dân Sơn Đông ví ngôi chùa tựa như một bông sen và đường vào cổng làng như cuống của đài sen.

Ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhà tiền đường có kiến trúc 5 gian 2 dĩ và được làm theo kiến trúc 2 tầng mái, được chạm trổ, điêu khắc tinh tế. Gian chính giữa treo bức đại tự sơn son “Vĩnh Phúc Tự” được làm dưới triều vua Bảo Đại. Trong chùa còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ được làm bằng gỗ và bằng đất cùng nhiều hiện vật quý như chuông, khánh, bia, cây hương đá…

Trong khuôn viên chùa hiện còn khu vực giếng cổ làm bằng đá ong. Trước cổng chùa là 2 cây gạo có tuổi đời đã lâu. Chùa thờ các vị Tam Thế Phật, Đức Thánh Mẫu, Đức Ông, Ngọc Hoàng và các vị La Hán. Người dân Sơn Đông coi ngôi chùa là bảo vật của quê hương, vì vậy luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn kiến trúc, giá trị văn hóa của di tích cấp quốc gia này”.

Hằng năm, lễ hội chùa Am diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi thức độc đáo như cúng Phật đại khoa, múa đón lễ, các làng rước kiệu mang sản vật của quê hương về dâng lễ (kiệu rước bánh dầy, kiệu rước bánh chưng, kiệu rước bánh mật, bánh rợm, kiệu rước ngũ quả).

Sau đó là nghi thức tế lễ, dâng hương cúng trời, cúng Phật, cúng Ngọc Hoàng Thượng đế; tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, hội thơ ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Cùng với quần thể di tích cấp quốc gia gồm đền thờ Đỗ Khắc Chung, đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn và 9 di tích cấp tỉnh, 10 di tích chưa được xếp hạng trên địa bàn xã, di tích cấp quốc gia chùa Am đã tạo sức hấp dẫn cho du lịch địa phương, thu hút du khách thập phương về tham quan, chiêm bái vẻ đẹp của chùa và dự lễ hội truyền thống hằng năm.

Chùa Thanh Lanh, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên) là ngôi chùa cổ có tuổi đời hàng trăm năm, được xây từ đầu thế kỷ XVII. Chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc thời nhà Lê với mái cong và nhiều chi tiết trang trí tinh xảo. Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi cao, được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ, bên phải là hồ nước trong xanh, bên trái là dãy núi Trung Sô trùng điệp. Chùa lưu giữ nhiều hiện vật quý như tượng Phật, hoành phi, câu đối…

Cùng với những hiện vật cổ, chùa Thanh Lanh đã được nhân dân địa phương và du khách thập phương phát tâm công đức nhiều tượng Phật quý.

Theo thầy Thích Quảng Hỷ, trụ trì chùa Thanh Lanh, do ảnh hưởng của chiến tranh nên ngôi chùa cổ trước đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhằm bảo tồn và gìn giữ ngôi chùa, nhiều phật tử và nhân dân đã góp công, góp của trùng tu lại ngôi Chánh điện, sau đó xây dựng thêm nhiều công trình lớn như nhà tăng, giảng đường…

Với giá trị văn hóa đặc sắc, chùa Thanh Lanh là nơi bồi đắp giáo lý của đạo Phật và là địa điểm tham quan lý tưởng của nhân dân và du khách thập phương. Đầu Xuân Ất Tỵ 2025, chùa Thanh Lanh đã tổ chức lễ hội khai xuân, giao lưu văn nghệ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều hoạt động mang nét đẹp truyền thống.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 1.300 di tích, trong đó có hơn 500 di tích đã được xếp hạng với 4 di tích - cụm di tích quốc gia đặc biệt, 65 di tích cấp quốc gia và hơn 400 di tích cấp tỉnh. Trong đó, nhiều ngôi chùa cổ đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, tiêu biểu như chùa Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên (xếp hạng năm 1992); chùa Am, huyện Lập Thạch (xếp hạng năm 1993); chùa Biện Sơn, huyện Yên Lạc (xếp hạng năm 1996)…

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các ngôi chùa cổ, tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác bảo tồn gắn với khôi phục các lễ hội, phát triển giá trị văn hóa tín ngưỡng, phát triển du lịch tâm linh, quảng bá ý nghĩa lịch sử của các di tích chùa cổ đến du khách.

Qua đó góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, làm phong phú thêm bản sắc của quê hương, bồi đắp niềm tự hào về những giá trị lịch sử cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tâm linh phát triển.

Quỳnh Hương

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Vĩnh Phúc - Một hành trình, vạn trải nghiệm
    Vĩnh Phúc - Một hành trình, vạn trải nghiệm

    Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, Vĩnh Phúc sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các di sản văn hóa đặc sắc, làng nghề truyền thống… mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ, thú vị, hấp dẫn. Khởi động mùa du lịch hè 2025, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú… trên địa bàn tỉnh chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng đón du khách đến tham quan, trải nghiệm.

  • Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Thị trấn Tam Đảo sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày. Với quỹ thời gian khá thuận lợi, nhiều đơn vị và gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch hoặc hành hương, vãn cảnh. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trấn Tam Đảo đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều chương trình hấp dẫn.

  • Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả
    Đảm bảo Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025 diễn ra an toàn, hiệu quả

    Chiều 9/4, đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, đơn vị báo cáo việc tổ chức Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc năm 2025.

  • Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
    Cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

    Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các vua Hùng. Vì vậy, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” mà còn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch nguồn lịch sử, gắn kết cộng đồng, củng cố tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm qua.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 3.141.4.8
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc