• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Công nghệ
  3. Khoa học - Công nghệ

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57-NQ/TW

11:07 07/01/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, vào trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bảo đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội thể hiện tính chất đột phá trong lĩnh vực công nghệ số.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Sáng 6/1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đề cập về tài sản số, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị cần đầu tư nghiên cứu, rà soát kỹ hơn do tài sản số là vấn đề mới, thay đổi nhanh, và nên giao Chính phủ quy định chi tiết. Ý kiến khác cho rằng, cần nghiên cứu để bổ sung quy định về các loại tài sản số trong dự thảo Luật.

Để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp tổ chức làm việc với các cơ quan chuyên môn có liên quan. Qua nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, Thường trực Ủy ban nhận thấy, tài sản số là vấn đề mới, phức tạp, phát triển, thay đổi nhanh chóng; hiện nay trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý quy định đầy đủ về vấn đề này và vẫn còn có quan điểm khác nhau.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, thống nhất quy định khung về vấn đề này (Điều 13 và Điều 14) như khái niệm, phân loại tài sản số dựa trên mục đích sử dụng, công nghệ và các tiêu chí khác; giao Chính phủ quy định phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý tài sản số, cung ứng dịch vụ tài sản số phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Về trí tuệ nhân tạo, có ý kiến đề nghị xác định rõ các tiêu chí hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao, phạm vi tác động lớn, bổ sung quy định về hạn chế rủi ro và các nguyên tắc quản lý rủi ro; ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hướng dẫn về vấn đề quản lý rủi ro.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quan điểm xây dựng quy định quản lý về trí tuệ nhân tạo trong dự thảo Luật dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro đồng thời khuyến khích phát triển, lấy con người làm trung tâm. Nguyên tắc quản lý này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Về tiêu chí xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao, phạm vi tác động lớn, cơ quan thẩm tra cho rằng, theo Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu, danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung này, quy định những tiêu chí cơ bản và giao Chính phủ quy định cụ thể về phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý hệ thống trí nhân tạo có tác động, rủi ro cao, trách nhiệm, miễn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57-NQ/TW ảnh 1

Quang cảnh phiên họp.

Về quy định dán nhãn đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo, theo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, mục tiêu chính của quy định này là tạo ra dấu hiệu nhận biết (không phải là dán nhãn trên các sản phẩm thông thường) nhằm giúp người dùng nhận biết sản phẩm của hệ thống trí tuệ nhân tạo để có ứng xử phù hợp.

Dự thảo Luật đã chỉnh lý khoản 1 Điều 55 quy định sản phẩm được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo phải có dấu hiệu nhận dạng rõ ràng và giao Bộ quản lý chuyên ngành quy định về dấu hiệu nhận dạng; bổ sung điểm d khoản 2 Điều 56 quy định trách nhiệm của nhà cung cấp phải thể hiện rõ ràng dấu hiệu nhận dạng trên sản phẩm được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo; lược bỏ quy định tại khoản 2 Điều 55 liên quan đến quy trình, thủ tục dán nhãn để bảo đảm không phát sinh thủ tục hành chính, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân, phù hợp với pháp luật của nhiều quốc gia.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với các nội dung được đề cập trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát để bảo đảm ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp và tại Thông báo Kết luận số 4388 ngày 14/10/2024 được tiếp thu hoặc giải trình đầy đủ, thuyết phục.

Đồng thời, tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội thể hiện tính chất đột phá trong lĩnh vực công nghệ số.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu tiếp thu, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, quy định tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, quy định về công nghiệp bán dẫn, quy định về trí tuệ nhân tạo để đảm bảo tính khả thi, kiểm soát rủi ro và phát triển các lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo đúng chủ trương của Đảng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

(Theo nhandan.vn)


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tiến sĩ trẻ thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống
    Tiến sĩ trẻ thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (32 tuổi), giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu mang lại giá trị lớn trong khoa học và cộng đồng.

  • Qualcomm ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
    Qualcomm ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

    Ngày 10/6, Tập đoàn Qualcomm đã chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI R&D) mới tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình nâng tầm hệ sinh thái công nghệ trong nước kéo dài gần hai thập kỷ.

  • Việt Nam đặt trọng tâm vào đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp công nghệ góp phần kiến tạo chính sách quốc gia
    Việt Nam đặt trọng tâm vào đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp công nghệ góp phần kiến tạo chính sách quốc gia

    Việc thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là bước đi quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc huy động trí tuệ tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp để tạo đột phá cho các lĩnh vực then chốt này.

  • Ứng dụng công nghệ chiếu sáng, tăng năng suất cây trồng
    Ứng dụng công nghệ chiếu sáng, tăng năng suất cây trồng

    Những năm trước đây, nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã truyền nhau kinh nghiệm tăng năng suất trái thanh long từ việc dùng đèn sợi tóc để chiếu sáng. Đến năm 2007, công nghệ tiên tiến hơn ra đời, các bóng đèn sợi đốt mới được thay thế bằng các bóng Compact 20W.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.9.174
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc