Khi lớn lên, cha mẹ cần cho trẻ có không gian để suy nghĩ và hành động độc lập nhằm học các bài học và kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
1. Việc nhà
Nhiều trẻ khi đến ở tuổi trưởng thành vẫn lóng ngóng không biết làm việc nhà. Điều này một phần ở chính cách dạy của cha mẹ khi nuông chiều hoặc thiếu tin tưởng vào con.
Theo đánh giá từ các chuyên gia tâm lý, việc trẻ không làm việc nhà sẽ khiến các con dần trở nên lười nhác cũng như có tư tưởng sẽ có người khác làm thay mình.
Điều này sẽ gây hại đến bước đường phát triển sau này của trẻ khi các con khó nhận biết về trách nhiệm của mình. Đồng thời trẻ sẽ không biết cách tự đưa ra quyết định mà chỉ mong chờ, dựa dẫm vào người khác.
Vì vậy, cha mẹ hãy giao việc cho trẻ tùy vào độ tuổi, hay phù hợp với khả năng của bé. Đây cũng là cách để các con dần trưởng thành và biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
Cha mẹ hãy giao việc cho trẻ tuỳ vào độ tuổi, hay phù hợp với khả của bé. Ảnh minh hoạ
2. Nói hộ con
Tất cả chúng ta đều có lỗi khi trả lời các câu hỏi cho con khi chúng còn nhỏ. Bất cứ khi nào ai đó hỏi tên tuổi con, chúng ta luôn sẵn sàng nói hộ. Nhưng thói quen này phải dừng lại ngay khi con có thể tự nói.
Điều này sẽ dạy con cách giao tiếp hiệu quả và tương tác với người khác. Hơn nữa mang lại cho trẻ cảm giác về bản sắc và sự tự do thể hiện bản thân theo cách con muốn.
Tước đoạt những quyền tự do này sẽ chỉ cản trở sự phát triển của con. Bạn có thể gợi ý để con nói trong những tình huống cụ thể, nhưng hãy để con tự tìm hiểu phần còn lại.
3. Giúp con trốn tránh sai lầm
Khi mắc phải sai lầm, các con đầu tiên có tâm lý trốn tránh và đổ lỗi cho người khác. Nếu cha mẹ không uốn nắn kịp thời, trẻ sẽ khó phân biệt được đâu là đúng - sai.
Vì thế, khi trẻ mắc lỗi dù nhẹ hay nặng, cha mẹ thay vì giúp con trốn tránh sai lầm thì nên dạy con cách nhận lỗi và sửa sai.
Hãy có những cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa cha mẹ và con cái. Phương thức này cũng được các chuyên gia tâm lý đánh giá cao bởi lẽ, trẻ sẽ hình thành được thói quen nêu quan điểm riêng của mình.
Sự trao đổi sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn trước khi đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp cho đôi bên.
4. Giúp con quá nhiều
Con không cần nhiều sự trợ giúp như bạn vẫn tưởng. Đến 3 tuổi, trẻ đã biết tự làm những công việc nhỏ như thay quần áo, xúc ăn và rửa cốc. Con muốn học cách tự làm mọi việc và nhiệm vụ của bạn là dạy chúng cách tự lập hơn.
Có thể sẽ mất một chút thời gian và một vài lần cố gắng để làm cho đúng, nhưng hãy cho phép con phạm sai lầm và học hỏi từ chính những việc này, thay vì tự mình làm mọi thứ.
Hãy hỗ trợ con, việc này sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.
5. Quyết định thay con
Tâm lý của cha mẹ luôn cho rằng, con còn nhỏ và chưa có đủ kinh nghiệm để đưa ra quyết định, vì thế, nhiều bậc phụ huynh luôn tự đưa ra quyết định thay con mà không để ý đến cảm xúc của trẻ. Việc thay con quyết định tất cả mọi thứ chưa hẳn đã tốt và đôi khi trẻ sẽ không hài lòng, hay tỏ thái độ phản kháng với cha mẹ.
Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý rằng, cha mẹ hãy nên tôn trọng ý kiến của con dù trẻ đang còn nhỏ hoặc ở độ tuổi trưởng thành. Hãy hỏi ý kiến, suy nghĩ của các con trước khi đưa ra một quyết định nào đó.
Đây cũng là cách mà cha mẹ cho con thấy rằng, mọi người luôn tôn trọng suy nghĩ của trẻ và sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để các con giải toả tâm lý ức chế, khó chịu và rất có thể sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực.
6. Đếm tiền
Tự kiếm tiền tiêu vặt và học cách quản lý tài chính là một cột mốc quan trọng đối với con.
Khi được cha mẹ cho một khoản trợ cấp hàng tháng, trẻ cảm thấy mình có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Đừng phá hỏng điều này bằng cách liên tục hỏi con còn bao tiền, hoặc đã sử dụng vào việc gì.
Thay vào đó, hãy dạy con cách lập ngân sách hợp lý. Ngồi xuống và giúp con nghĩ ra một kế hoạch tiết kiệm để mua chiếc xe đạp mới hoặc món đồ mà con muốn.
Hãy nhớ rằng, lục lọi trong túi của trẻ sẽ không khiến con phải chịu trách nhiệm, ngược lại sẽ phản tác dụng lên niềm tin con dành cho cha mẹ.
Tự kiếm tiền tiêu vặt và học cách quản lý tài chính là một cột mốc quan trọng đối với con. Ảnh minh hoạ
7. Lựa chọn thay con
Trẻ có quyền được chọn những gì chúng muốn làm quà. Khi lựa chọn một món đồ, chúng sẽ phải tự đưa ra các lựa chọn để "cân đong đo đếm".
Đó có thể là một chiếc áo, một món đồ chơi,… Điều đó không quá quan trọng. Quan trọng nhất là bài học giáo dục mà trẻ nhận được.
Thông qua hoạt động này trẻ sẽ học được các kỹ năng như: khả năng cân nhắc lựa chọn, khả năng đưa ra quyết định và đối mặt với hậu quả.
Cha mẹ phải làm gì? Hãy để cho con tự chọn món quà mà chúng muốn.
Nguyễn Phương (Theo giadinh.suckhoedoisong.vn)