• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Văn học-Nghệ thuật

Tìm hiểu về quyền lập pháp

09:00 09/03/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Bất cứ một quốc gia dân chủ phát triển nào cũng luôn có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp và tùy theo quy định của từng quốc gia mà có tên gọi khác nhau. Cuốn sách “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” mang đến những thông tin hữu ích dành cho những ai quan tâm đến chủ đề này.

987_1111.jpg

Khởi đầu từ tư tưởng của thời Hy Lạp cổ đại đến những nhà lý thuyết phân quyền J. Locke, S. Montesquieu và của rất nhiều tác giả khác sau này, quyền lập pháp trải qua biết bao thăng trầm lịch sử cho đến khi được tách ra khỏi sự tập quyền của nhà vua cũng như của các thể chế độc tài khác. Khi ấy, quyền lập pháp được giao cho thể chế dân chủ do dân trực tiếp bầu ra, với tên gọi rất khác nhau, tùy quy định mỗi quốc gia như Quốc hội, Đại hội công dân, Nghị viện.

Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, chủ biên cuốn sách “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013”, với tư cách là một nền dân chủ đang phát triển, Việt Nam cũng có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam là bản hiến pháp đầu tiên quy định rõ quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quyền lập pháp không chỉ giản đơn được hiểu là quyền ban hành các đạo luật, mà cần phải được hiểu rộng hơn nữa, bao gồm tất cả các hoạt động của Quốc hội, từ việc thảo luận, tranh luận, thông qua các dự thảo luật, đến quyền thành lập và giám sát các cơ quan nhà nước khác.

Các tác giả của cuốn sách cho rằng, dân chủ là một trong những mô hình tổ chức nhà nước khó khăn nhất, và Quốc hội là một thể chế cấu thành khó khăn nhất của nhà nước dân chủ. Là một thiết chế mới nhất trong lịch sử Việt Nam, Quốc hội phải vừa làm, vừa học. Từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội Việt Nam đã trưởng thành, trở thành diễn đàn sôi động quyết định những vấn đề nóng bỏng của quốc gia, nơi các quan chức cấp cao nhất của Nhà nước phải giải trình các quyết sách của mình trước quốc dân. Tuy nhiên, Quốc hội còn rất nhiều việc phải làm, nhiều việc còn ngỡ ngàng, thậm chí, trong các văn bản dưới Hiến pháp về Quốc hội hiện còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sửa, mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta phải thực sự cầu thị.

"Cuốn sách chuyên khảo “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Những điều đó đã và đang được tổng hợp thành văn hóa nghị trường - những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai” - GS.TS Nguyễn Đăng Dung chia sẻ.

Với 4 chương, cuốn sách là tài liệu hữu ích với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu về Luật Hành chính - Hiến pháp, sinh viên ngành luật hay những độc giả quan tâm tới hành trình ra đời, phát triển lý luận về quyền lập pháp trên thế giới cũng như Việt Nam. Cuốn sách do NXB Hà Nội và Omega Plus liên kết xuất bản.

Phương Hoa (theo hanoimoi.com.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • “Bông sen vàng” - Cuốn sách về tuổi thơ của Bác Hồ trở lại với độc giả
    “Bông sen vàng” - Cuốn sách về tuổi thơ của Bác Hồ trở lại với độc giả

    Ngày 8-5, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thông tin về cuốn sách “Bông sen vàng” của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ thời niên thiếu, được tái bản đưa đến bạn đọc đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

  • Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc
    Vĩnh Phúc có cán bộ thư viện đạt Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc

    Ngày 7/5, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ tổng kết và trao tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII cho 20 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trên cả nước.

  • Đọc để hiểu và thương
    Đọc để hiểu và thương

    “Chuyện Chó Rơm” (NXB Lao Động, 2025) của tác giả Lê Hoài Đăng kể về hành trình lưu lạc của Rơm - chú chó Cỏ có bộ lông vàng rộm, được “nhân cách hóa” khi mang trong mình lòng yêu thương trắc ẩn, biết tin yêu và luôn nỗ lực tìm cách bảo vệ những điều tốt đẹp.

  • KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu
    KỶ NIỆM 71 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu

    Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện quan trọng hàng đầu, diễn ra từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954. Với 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12759969
Trong ngày: 7724 Trong tuần: 7724 Trong tháng: 637977
Địa chỉ IP của bạn: 18.222.194.128
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc