• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Pháp luật
  3. Pháp luật và đời sống

Thông qua Luật Căn cước, người dân được lợi gì?

11:11 04/12/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Luật Căn cước đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang Luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết rằng CCCD còn hiệu lực có phải đi làm lại hay không? Luật Căn cước mới sẽ mang lại những thuận lợi gì cho người dân so với những quy định cũ?

CMND, CCCD đã cấp được giữ nguyên giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ.

Không bắt buộc làm lại căn cước công dân

Ngay sau khi Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, một nội dung nhận được rất nhiều sự quan tâm là đến thời điểm hiện tại, theo thông tin của Bộ Công an, đã có hơn 80 triệu thẻ CCCD được cấp trên cả nước. Với CCCD này, sau khi luật mới có hiệu lực, người dân có phải làm lại căn cước không?

Anh Nguyễn Văn Tuyên, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo băn khoăn: "Tôi rất băn khoăn việc có phải làm lại CCCD theo mẫu mới sửa đổi? Nếu không làm thì có ảnh hưởng gì tới giao dịch không? Bởi hiện nay vẫn tôi vẫn sử dụng thẻ CCCD gắn chip trong các giao dịch".

Tỏ ý lo ngại trước những quy định mới của Luật Căn cước, bác Nguyễn Mạnh Hà, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên chia sẻ: Trong Luật Căn cước vừa được thông qua, việc lược bỏ vân tay của ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và đặc điểm nhận dạng phía sau thẻ CCCD có gây khó khăn, bất cập trong công tác quản lý công dân hay không? Khi bỏ các dữ liệu trên, chúng ta sẽ quản lý công dân như thế nào?

Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của người dân, tại buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN của Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho biết: Cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. Công dân không phải đến cơ quan quản lý căn cước để thực hiện tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp công dân có nhu cầu bổ sung, đổi thẻ căn cước. Những giấy tờ tùy thân người dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Việc loại bỏ dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng phía sau thẻ để bảo đảm tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ CCCD. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể khai thác thông tin trong chip điện tử thông qua các phương tiện nghiệp vụ, không hề gây khó khăn hay phát sinh vướng mắc.

Nhiều lợi ích

Luật Căn cước được Quốc hội thông qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, giảm phức tạp trong thủ tục hành chính và đảm bảo tính riêng tư của công dân. Đồng thời, mở rộng phạm vi áp dụng và tích hợp thông tin, cải thiện quản lý dân cư, hỗ trợ chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt với những điểm mới, bổ sung và sửa đổi, Luật Căn cước góp phần mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người dân trong cuộc sống.

Đánh giá cao những bước đổi mới trong quản lý dân cư, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước… của Luật Căn cước, đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: Việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt, đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng; cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan, có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là tất yếu trong công tác quản lý dân cư hiện nay.

Khẳng định các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước trong luật đã có những thay đổi cải tiến tạo thuận lợi hơn cho người dân, bà Đinh Thị Ngọc Dung, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng: Những thay đổi như bỏ vân tay, sửa đổi quy định về thông tin số thẻ, căn cước, dòng chữ CCCD, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ thẻ căn cước nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú… đã tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Không chỉ nhận được sự ủng hộ từ các đại biểu Quốc hội, Luật Căn cước dù mới được Quốc hội thông qua nhưng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, đồng thuận của người dân.

“Việc chỉnh lý thông tin nơi thường trú in trên thẻ CCCD thành nơi cư trú in trên thẻ căn cước là phù hợp với thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú. Với quy định này thì tất cả người dân Việt Nam đều sẽ đủ điều kiện để được cấp thẻ căn cước, đều được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự” - anh Nguyễn Văn Hưng, phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên chia sẻ.

Với những điểm mới như loại bỏ vân tay và sửa tên thẻ; mở rộng đối tượng áp dụng; cấp thẻ căn cước cho trẻ em; tích hợp thông tin vào thẻ; căn cước điện tử; giữ nguyên giá trị sử dụng đối với các thẻ đã cấp…, Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Bài, ảnh: Thiệu Vũ


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Quy định mới về đăng ký công ty đại chúng
    Quy định mới về đăng ký công ty đại chúng

    Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 19/2025/TT-BTC quy định việc đăng ký công ty đại chúng, hủy tư cách công ty đại chúng, báo cáo về vốn điều lệ đã góp được kiểm toán.

  • Đổi mới công tác cai nghiện để giảm tác hại của ma túy
    Đổi mới công tác cai nghiện để giảm tác hại của ma túy

    Ma túy là hiểm họa đe dọa sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và sự phát triển bền vững của xã hội. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều loại ma túy mới đòi hỏi công tác cai nghiện trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu tác hại từ ma túy gây ra. Cùng với hình thức cai nghiện bắt buộc tại cơ sở, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh mô hình cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

  • Đề xuất 5 hình thức khen thưởng học sinh
    Đề xuất 5 hình thức khen thưởng học sinh

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh.

  • Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch
    Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BVHTTDL quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12663495
Trong ngày: 25672 Trong tuần: 319727 Trong tháng: 541503
Địa chỉ IP của bạn: 13.58.242.216
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc