Ngày 31/7/2012, BTV Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, Kết luận Hội nghị lần thứ 5, BCH T.Ư Đảng (khoá XI) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thế Trường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XIII của tỉnh; Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh;lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ, các Đảng uỷ trực thuộc,các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành, thị… Đồng chí Nguyễn Thế Trường trực tiếp truyền đạt các Nghị quyết, Kết luận. |
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 5, BCH T.Ư Đảng (khoá XI) họp từ ngày 7 đến ngày 15-5-2012 đã bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có một nội dung ra Nghị quyết, 4 nội dung ra Kết luận. Đi vào từng nội dung cụ thể, đồng chí phân tích, làm rõ sự cần thiết phải ban hành Kết luận về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng như phạm vi, giới hạn của Kết luận. Đối với việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cần đánh giá việc thi hành Hiến pháp năm 1992, trong đó nêu bật những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1992 cũng như những hạn chế, bất cập của Hiến pháp năm 1992; mục đích, yêu cầu, quan điểm, định hướng sửa đổi. Về những nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Thể chế hoá, cụ thể và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp và việc tổ chức thực hiện. Đối với việc tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, đồng chí Nguyễn Thế Trường nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Kết luận về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai thời kỳ CNH-HĐH, phạm vi, giới hạn của Kết luận; đồng thời phân tích cụ thể những mặt tích cực, những hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật về đất đai cũng như những nguyên nhân của hạn chế, bất cập; quan điểm chỉ đạo và những định hướng tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Trong đó có việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai; quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và quản lý; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thời hạn và hạn mức giao cho thuê đất; thị trường bất động sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quản lý đất đai và biện pháp tổ chức thực hiện.
Các đại biểu dự hội nghị. Đối với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, BCH T.Ư Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sau khi giới thiệu sự cần thiết phải ban hành Kết luận, phạm vi, giới hạn của Kết luận, đồng chí phân tích sâu những mặt tích cực, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, đặc biệt là những nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Đó là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý KT-XH để phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách vê công tác tổ chức, cán bộ. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng; việc tổ chức thực hiện. Đối với Kết luận “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, sau khi giới thiệu sự cần thiết và phạm vi, giới hạn của kết luận, đồng chí phân tích những mặt làm được, những hạn chế, bất cập về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, nguyên nhân những hạn chế, bất cập, đặc biệt là quan điểm và những định hướng trong công tác cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đã người có công; việc tổ chức thực hiện… Đối với Nghị quyết” Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, đồng chí phân tích sâu những mặt làm được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; một số bài học; định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong đó nhấn mạnh quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp quan trọng để thực hiện tốt nghị quyết… Tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Phóng, Uỷ viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã thông báo Kế hoạch số 40-KH/TU của BTV Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết T.Ư 5. Theo đó, các Huyện, Thành, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc phải tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết xong trong tháng 8; các Đảng bộ cơ sở thực hiện xong trong tháng 9-2012. N.P |