• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Không thể phủ nhận giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam

06:13 24/06/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc, không thể phủ nhận trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, từ tờ báo cách mạng đầu tiên là Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập (21/6/1925), đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một dòng chủ lưu mạnh mẽ, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của báo chí, các thế lực thù địch, phản động không ngừng tìm mọi cách để xuyên tạc, bóp méo bản chất, giá trị của nền báo chí nước nhà.

Nhận diện luận điệu sai trái, xuyên tạc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự bùng nổ của thông tin trên không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách lợi dụng những sơ hở, điểm yếu trong quá trình phát triển để đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc về báo chí cách mạng Việt Nam. Các luận điệu sai trái thường tập trung vào việc tuyên bố Việt Nam không có tự do báo chí, báo chí bị kiểm duyệt gắt gao. Đây là luận điệu phổ biến nhằm đánh lừa dư luận quốc tế rằng, báo chí Việt Nam không phản ánh đúng sự thật, không phải là tiếng nói của người dân mà chỉ là công cụ tuyên truyền một chiều của Đảng, Nhà nước. Họ thường xuyên dẫn ra các trường hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí hoặc những quy định về sắp xếp tổ chức, việc thực hiện tôn chỉ mục đích, định hướng nội dung thông tin trên báo chí… để chứng minh cho lập luận này.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc, không thể phủ nhận trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Song song đó, các thế lực thù địch còn cáo buộc báo chí cách mạng là công cụ “tẩy não”, cho rằng báo chí Việt Nam chỉ đăng tải những thông tin “theo ý Đảng”, không cho phép tranh luận, phản biện, từ đó “nhồi sọ” người dân tin theo những điều không đúng sự thật. Họ thường xuyên chỉ trích khi báo chí tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vu cáo ở Việt Nam không có tự do báo chí.

Thậm chí, một số đối tượng còn xuyên tạc về vai trò giám sát, phản biện của báo chí, cho rằng báo chí cách mạng không dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng hoặc nếu có thì chỉ là những trường hợp nhỏ lẻ, “quan chức bé” nhằm che giấu những vấn đề lớn hơn. Các thế lực thù địch cố tình bỏ qua những đóng góp to lớn của báo chí trong việc phanh phui nhiều vụ án tham nhũng lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Để tăng cường sự hoài nghi, các thế lực xấu ra sức đề cao cái gọi là “báo chí lề trái”, “truyền thông độc lập”, ca ngợi, bảo vệ các trang tin, blog cá nhân thường xuyên đăng tải thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình đất nước.

Thủ đoạn phổ biến nhất là lợi dụng không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Các thế lực này lập ra hàng loạt tài khoản ảo, fanpage, nhóm kín trên Facebook, YouTube, Twitter, TikTok… để phát tán thông tin sai lệch, bịa đặt, bóp méo sự thật về báo chí. Họ sử dụng công nghệ deepfake, chỉnh sửa hình ảnh, video để tạo ra các sản phẩm truyền thông giả mạo, gây hoang mang dư luận. Các thế lực thù địch cũng thường xuyên sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, gắn việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí với việc “đàn áp tự do ngôn luận”, “vi phạm nhân quyền”. Từ đó kêu gọi sự can thiệp từ các tổ chức quốc tế, tạo áp lực lên Việt Nam.

Mục đích của các hoạt động chống phá nhằm gây nhiễu loạn thông tin, tạo ra sự hoài nghi, mất niềm tin vào hệ thống thông tin chính thống, từ đó làm suy yếu niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách xuyên tạc báo chí - một công cụ sắc bén của Đảng. Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng cách chia rẽ nhân dân với Đảng, giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, tôn giáo, gây ra những mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội. Cuối cùng là làm suy yếu chế độ XHCN ở Việt Nam bằng cách tác động từ bên trong, về tư tưởng, chính trị. Việc nhận diện rõ các luận điệu sai trái, âm mưu, thủ đoạn và mục đích chống phá của các thế lực thù địch để chúng ta chủ động đấu tranh, phản bác, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam.

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân

Trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cùng với đó, Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản dưới luật đã cụ thể hóa các quy định này, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động báo chí, đảm bảo quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật.

Việt Nam có hệ thống báo chí đa dạng về loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình). Tính đến hết năm 2024, cả nước có 884 cơ quan báo chí, gồm: 812 báo, tạp chí và 72 đài phát thanh truyền hình; nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí khoảng 41.000 người, có khoảng 21.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, đồng thời cũng là diễn đàn rộng rãi để nhân dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí là nhằm chấn chỉnh các sai phạm để hoạt động báo chí đi đúng hướng, đó không phải là sự “đàn áp tự do ngôn luận” mà là để bảo vệ lợi ích của xã hội, ngăn chặn việc lợi dụng tự do báo chí để phát tán thông tin sai lệch, gây hại cho đất nước và nhân dân.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy vẻ vang, gắn liền với những thăng trầm của dân tộc. Báo chí đã thực sự trở thành một dòng chủ lưu mạnh mẽ, một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc (1925 - 1945), báo chí cách mạng đóng vai trò tiên phong trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam. Các tờ báo như Thanh Niên, Công Nông, Lính Kách Mệnh, Búa Liềm… dù ra đời trong điều kiện hết sức khó khăn, bí mật, thường xuyên bị khủng bố, đàn áp, nhưng đã trở thành những ngọn cờ tập hợp, giác ngộ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp. Báo chí đã tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, vạch trần tội ác của chế độ thực dân phong kiến, phân tích rõ tình cảnh mất nước, lầm than của dân tộc, đồng thời giới thiệu về chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975), báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một mặt trận tư tưởng sắc bén, không ngừng cổ vũ quân và dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giành chiến thắng. Các cơ quan báo chí như Nhân Dân, QĐND, CAND… đã kịp thời thông tin về tình hình chiến sự, cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu, ca ngợi những tấm gương anh hùng, động viên toàn dân tham gia kháng chiến. Những bài viết, hình ảnh, phóng sự từ chiến trường đã tiếp thêm sức mạnh cho hậu phương, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Báo chí đã phản ánh cuộc sống sản xuất, chiến đấu của nhân dân ở hậu phương, vừa là nguồn động viên, vừa là những tư liệu lịch sử vô giá. Đặc biệt, báo chí đã góp phần đưa tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam ra thế giới, vạch trần tội ác chiến tranh của thực dân, đế quốc, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế (1975 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò xung kích, đồng hành cùng dân tộc. Báo chí là kênh thông tin chủ yếu để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Báo chí đã trở thành một diễn đàn rộng rãi để nhân dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với Đảng và Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Nhiều ý kiến, góp ý qua báo chí đã được tiếp thu, đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật. Báo chí đã phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, phản biện xã hội, dũng cảm phanh phui nhiều vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, báo chí đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ những hủ tục lạc hậu, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, báo chí nước nhà đã góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình quốc tế, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về thế giới bên ngoài, thực hiện tốt vai trò tuyên truyền về hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam. Quan trọng hơn, báo chí cách mạng luôn là mũi nhọn sắc bén trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Báo chí đã thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, trở thành kênh thông tin quan trọng để phản ánh các vấn đề bức xúc trong xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền. Báo chí cũng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giúp Đảng, Nhà nước nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nhân dân, từ đó ban hành các chính sách phù hợp, sát với thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, báo chí còn có vai trò giáo dục, nâng cao dân trí, cung cấp tri thức, thông tin về mọi mặt đời sống, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo chí đã và đang là công cụ để tuyên truyền, góp phần tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Nhìn lại chặng đường 100 năm qua, rõ ràng không thể phủ nhận giá trị bền vững và những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá, xuyên tạc, cần tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng, đồng thời đổi mới, hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu của thời đại, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân.

Tạ Ngọc (Theo cand.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước
    Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước

    Chính sách công là một trong số những công cụ hữu hiệu, là thước đo sự thành công của hoạt động quản lý Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chính sách mới với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

  • Vững dải biên cương trong thế trận mới
    Vững dải biên cương trong thế trận mới

    Trên dải đất biên cương phía Bắc, nơi lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ đã và đang gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, quá trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Địa giới có thể đổi thay, nhưng màu xanh quân hàm vẫn bền bỉ giữa đại ngàn đá xám, gìn giữ bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.

  • Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”
    Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”

    Xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta là thủ đoạn vô cùng nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay, lợi dụng chủ trương củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền rằng “Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho quốc phòng, an ninh, nhất là chi ngân sách nhà nước để phát triển công nghiệp quốc...

  • Bồi bổ lương tâm nhà báo
    Bồi bổ lương tâm nhà báo

    "Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không được để mất lương tâm". Câu nói ấy là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người. Đó cũng là lời nhắc nhở đặc biệt dành cho nhà báo, một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, tự hào ở đất nước ta.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.241
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc