• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bồi bổ lương tâm nhà báo

06:33 23/06/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

"Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không được để mất lương tâm". Câu nói ấy là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người. Đó cũng là lời nhắc nhở đặc biệt dành cho nhà báo, một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, tự hào ở đất nước ta.

Chúng ta đã chứng kiến những đóng góp to lớn của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong 100 năm qua, rất nhiều nhà báo Việt Nam đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, nhưng cũng cần thẳng thắn nhận thấy những hạn chế, khuyết tật đang tồn tại. Đó là một bộ phận người làm báo lâm vào suy thoái, biến chất với những biểu hiện, mức độ khác nhau.

Những câu chuyện về "nhà báo sa lông", "nhà báo đếm tầng", "phóng viên copy-paste" hoặc tác nghiệp cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan, thông tin tô hồng hoặc bôi đen, bóp méo sự thật; làm báo chạy theo thị hiếu tầm thường của công chúng, câu view, câu like, thậm chí kích động, kích dục, thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, thiếu nhân văn và phản giáo dục, "nén bạc đâm toạc tờ giấy", "sớm đăng - trưa gặp - chiều gỡ", đang là "chuyện thường ngày" trong tác nghiệp báo chí. Nặng hơn nữa là tình trạng nhà báo lạm quyền, cửa quyền, "đánh hội đồng", lợi dụng nghề báo để trục lợi. Chưa bao giờ, lịch sử báo chí nước ta lại chứng kiến cả một tòa soạn báo hơn 40 người bị khởi tố về tội danh "cưỡng đoạt tài sản" như vừa qua...

Lương tâm trong thực tế đời sống chỉ có hai loại. Một là lương tâm thanh thản. Hai là lương tâm bị cắn rứt. Là một nhà báo, chắc chắn khó ai có thể cảm thấy mình vô can trước sự suy thoái, biến chất của đồng nghiệp trong thời gian vừa qua. Là cán bộ, đảng viên, chắc không ai có thể thanh thản trước những hiện trạng bộn bề của đạo đức báo chí hiện nay.

Bên cạnh đó, còn có chuyện "im lặng đáng sợ" của các cơ quan báo chí trước những vấn đề quan trọng của đất nước. Tình trạng "khoảng trống thông tin" trong xã hội không phải là không có nhưng dường như không còn là trăn trở của một số nhà báo. Chức năng giám sát, phản biện xã hội cũng dường như bị lãng quên ở nhiều cơ quan báo chí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, làm báo là làm chính trị, vì vậy nguyên tắc sống còn của báo chí cách mạng là: "Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng". Chính trị ở đây, không có gì khác ngoài lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949), Người nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục, và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung". Đồng chí Trường Chinh cũng khẳng định sức mạnh của người cầm bút qua câu thơ: "Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ". Như vậy, từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến quan điểm, đường lối của Đảng ta đều đặt vị trí và trách nhiệm của nhà báo rất cao, là người tạo ra dư luận xã hội lành mạnh, tổ chức và cổ vũ phong trào cách mạng của quần chúng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của dân tộc, thực sự là "chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng".

Xây dựng đạo đức báo chí; phòng, chống các biểu hiện suy thoái, biến chất trong đội ngũ nhà báo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản. Nhưng trong khuôn khổ bài báo này, người viết chỉ xin bàn về giải pháp tự thân, giải pháp bồi bổ lương tâm nhà báo.

Bồi bổ lương tâm nhà báo

Ảnh minh họa: nld.com.vn

Lương tâm vốn là sự tự nhận thức về đúng-sai của mỗi con người, sự mách bảo và tuân theo từ bên trong con người về thiện - ác, chính - tà, nó là nghĩa vụ tự giác, tự thân. Có nhiều nhà báo biết rõ "đấu tranh là tránh đâu", biết rõ đăng bài báo đó thì "tai vạ" có thể ập đến nhưng họ không thể im lặng, họ kiên quyết đưa sự thật, chân lý ra ánh sáng và thanh thản đón nhận "giông bão" đổ xuống đầu mình để lương tâm cầm bút được thanh thản.

Ngược lại, có những nhà báo do áp lực mưu sinh, do hám danh lợi hoặc do non yếu về trình độ, kinh nghiệm mà chấp nhận rơi vào cạm bẫy "bẻ cong ngòi bút", "đánh đấm", "hai mặt"... để rồi lương tâm nghề nghiệp cắn rứt khôn nguôi. Đặc điểm của những người chọn nghề báo thì tuyệt đại đa số đều có lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, yêu sự thật - chân lý - lẽ phải, ghét gian tà. Tức là, điểm khởi đầu của nhà báo đều có lương tâm. Vì thế, trên hành trình tác nghiệp, mỗi nhà báo thường xuyên bồi bổ lương tâm thì sẽ tránh được tiêu cực, cạm bẫy; luôn bước đi vững chãi trên con đường nghề nghiệp đầy thử thách chông gai. Đọc 3 cuốn sách về nghề báo: "Mắt sáng. Lòng trong. Bút sắc" của nhà báo lão thành Hữu Thọ; "Chứng nhân lịch sử" của nhà báo, GS, TS Tạ Ngọc Tấn và cuốn "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo Hồ Quang Lợi, người viết xin tổng hợp một số phương pháp, công việc mà mỗi nhà báo cần làm thường xuyên hằng ngày để bồi bổ lương tâm người cầm bút như sau:

Trước hết, phải yêu lấy cái tên và bút danh của mình. Nghề báo là nghề sáng tạo, nghề mà nhà báo có đặc quyền ghi tên mình lên tác phẩm. Khi nhà báo yêu quý cái tên của mình, họ sẽ càng thấy rõ trách nhiệm phải trau dồi và giữ gìn ngòi bút của mình. Đồng thời, không được "ảo tưởng quyền lực" về bút danh, không được háo danh, háo thắng trong làm báo.

Thứ hai, phải luôn tâm niệm "nghề báo không phải nghề làm giàu", "trong nghề buôn đừng bao giờ buôn chữ". Vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà báo được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ở vị trí rất cao, nhưng đó là một nghề đặc biệt - "làm chính trị bằng nghiệp vụ", cho nên nếu định làm giàu bằng nghề báo lập tức sẽ trở thành người vô lương tâm, thậm chí là táng tận lương tâm.

Thứ ba, luôn tự nhủ "mình làm báo tử tế". Trong nghề báo, tử tế có hai điều. Về chuyên môn nghiệp vụ, phải làm nghề thật sự nghiêm túc, không ngừng học nghề, say mê rèn nghề để cao nghề. Về đạo đức nghề nghiệp, ngòi bút phải chính trực, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Không được bẻ cong ngòi bút để vụ lợi.

Thứ tư, hạt nhân của lương tâm nhà báo là yêu cầu "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đây là phẩm chất cốt lõi của đạo đức cách mạng, cũng chính là điều kiện để mỗi nhà báo công bằng, trách nhiệm khi viết, khi nói, để xác định được mình viết cho ai, vì ai. Đó cũng là điều kiện để mỗi nhà báo, mỗi cán bộ quản lý báo chí vượt qua những cám dỗ, thử thách nghề nghiệp, có dũng khí, có tính chiến đấu cao trước các tiêu cực, trước sự chống phá của các thế lực thù địch.

Thứ năm, khiêm tốn, tự trọng, chân thành, tất cả vì công việc là thái độ chuẩn mực của một nhà báo. Thái độ còn quan trọng hơn trình độ.

Lương tâm là lá chắn giúp nhà báo tránh được những việc làm sai trái, tội lỗi. Con đường bồi bổ lương tâm của mỗi nhà báo rất đa dạng, phong phú nhưng thiết nghĩ, chỉ cần luôn tâm niệm và hành động theo những chỉ dẫn nêu trên, cũng đã là điểm tựa rất vững vàng cho nhà báo trong kỷ nguyên làm báo đầy cạnh tranh hiện nay.

Tạ Ngọc (Theo qdnd.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước
    Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước

    Chính sách công là một trong số những công cụ hữu hiệu, là thước đo sự thành công của hoạt động quản lý Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chính sách mới với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

  • Vững dải biên cương trong thế trận mới
    Vững dải biên cương trong thế trận mới

    Trên dải đất biên cương phía Bắc, nơi lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ đã và đang gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, quá trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Địa giới có thể đổi thay, nhưng màu xanh quân hàm vẫn bền bỉ giữa đại ngàn đá xám, gìn giữ bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.

  • Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”
    Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”

    Xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta là thủ đoạn vô cùng nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay, lợi dụng chủ trương củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền rằng “Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho quốc phòng, an ninh, nhất là chi ngân sách nhà nước để phát triển công nghiệp quốc...

  • Không thể phủ nhận giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam
    Không thể phủ nhận giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam

    Báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc, không thể phủ nhận trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.241
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc