• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học Bác Hồ tiết kiệm, chống lãng phí

07:51 28/01/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người chỉ rõ 3 nội dung của việc tiết kiệm, đó là: Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ và tiết kiệm tiền của. Học Bác để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Những tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người về tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nguyên giá trị.

1. NHỮNG CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BÁC VỀ TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Có nhiều câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc của Bác Hồ liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Áo gối của Bác thường xuyên được vá đi vá lại. Dù là Chủ tịch nước nhưng Bác không ngại sử dụng những vật dụng đã cũ, miễn là còn dùng được. Điều này cho thấy sự giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống của Bác Hồ. Bữa ăn của Bác luôn đơn giản, thường chỉ có vài món ăn dân dã. Bác ăn uống điều độ và không bao giờ lãng phí thức ăn. Ngay cả khi đi công tác xa, Bác cũng luôn mang theo cơm nắm để tiết kiệm.

Bác rất quan tâm đến việc tiết kiệm điện. Có lần, Bác thấy các đồng chí để đèn sáng ở cổng sau giờ làm việc, Bác đã nhắc nhở và yêu cầu tắt đèn. Từ đó, việc tiết kiệm điện trở thành thói quen trong cơ quan. Bác luôn nhắc nhở mọi người tiết kiệm giấy. Bác thường tận dụng mặt sau của những tờ giấy đã viết một mặt để ghi chép lại. Bác là người luôn trân trọng thời gian. Bác làm việc rất hiệu quả và luôn sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc.

Khi đi công tác nước ngoài, Bác được tặng một số tiền lớn nhưng Bác đã quyết định nhập số tiền đó vào quỹ Đảng. Bác cho rằng đó là của chung, không phải của riêng mình. Những câu chuyện trên cho thấy Bác Hồ là một người sống giản dị, tiết kiệm. Bác không cầu kì, xa hoa trong cuộc sống. Bác luôn nghĩ đến lợi ích chung. Bác tiết kiệm không chỉ vì bản thân mà còn vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Tiết kiệm là một đức tính quý báu của Người.

Tranh cổ động của Anh Minh

Học Bác thực hành tiết kiệm giúp chúng ta có cuộc sống ổn định hơn và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta học được từ Bác Hồ việc xây dựng lối sống tiết kiệm, bắt đầu từ những việc nhỏ như tắt đèn khi ra khỏi phòng, tiết kiệm nước, tái chế rác thải... Học Bác trân quý những gì mình có, không lãng phí đồ dùng, thức ăn... Học Bác sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc đạt chất lượng, hiệu quả, cống hiến cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiết kiệm.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn quan tâm đến việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc cũng như trong hòa bình, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Theo Bác, thực hành "cần, kiệm, liêm, chính" là nền tảng đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng.

Người khẳng định: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần; là một dân tộc văn minh tiến bộ". Bác dạy: "Nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to; chớ tưởng tiết kiệm những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ đã bớt được một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước mắt dân nghèo mà ra".

Theo Bác: "Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào"… Bác cho rằng, đi đôi với việc thực hành tiết kiệm phải chống lãng phí, chống bệnh quan liêu, vì ruộng đất, máy móc không tự nó làm ra của cải mà phải do sức lao động của con người sáng tạo nên. Sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống. Tuy không trộm cắp của công như tham ô, nhưng lãng phí cũng làm cho nhân dân và Chính phủ hao tổn, kết cục thì lãng phí cũng có tội như tham ô.

Theo Bác, lãng phí có các nội dung: Lãng phí sức lao động: Việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Do tính toán không cẩn thận. Bố trí nhân sự không đúng. Lãng phí thì giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày. Lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể đó là: Ăn tiêu xa xỉ, tiêu xài không hợp lý, mắc phải bệnh “phô trương, hình thức”.

Bác nghiêm khắc phê phán, đồng thời chỉ rõ nguồn gốc của việc gây ra bệnh lãng phí, đó là bệnh quan liêu và "hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo, hoặc tính toán không cẩn thận", "hoặc vì bệnh hình thức xa xỉ phô trương", "hoặc vì thiếu tinh thần bảo vệ của công". Vì thế phải kiên quyết chống bệnh lãng phí, chống thói họp lu bù, chống việc làm ẩu để sản phẩm làm ra không sử dụng được, chống việc liên hoan ăn uống bừa bãi. Hoang phí cũng là một tội ác bởi chính nó đã góp phần không nhỏ trong việc gây nên những tiêu cực của xã hội.

Bác luôn dạy cán bộ, đảng viên phải thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và chính Bác là một gương sáng điển hình trong việc thực hiện những đức tính này. Sinh thời, Bác không dành cho mình một sự ưu đãi nào. Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Bác vẫn cùng ăn cơm với anh em trong cơ quan Bắc Bộ Phủ, cũng một suất ăn bình thường như các đồng chí khác. Trở về Hà Nội lần thứ hai, sau kháng chiến chống Pháp, với cương vị là Chủ tịch nước, nhưng Bác không ở Dinh toàn quyền lộng lẫy, mà ở ngôi nhà cũ của một người thợ điện chỉ có 3 phòng nhỏ đơn sơ. Đến ngày 17/5/1958, Bác chuyển sang ở ngôi nhà sàn gỗ đơn sơ.

Trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn, ở, sinh hoạt, ở mọi lúc, mọi nơi, Người không nói nhiều, không hô hào đao to búa lớn mà luôn thể hiện tinh thần gương mẫu về thực hành tiết kiệm bằng chính những hành động, nếp sống của mình. Trước lúc về với thế giới người hiền, trong Di chúc để lại, Người căn dặn: “...Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đó chính là những lời dạy của Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình để sánh vai với các cường quốc năm châu. Bên cạnh những thành tựu vĩ đại đã đạt được của công cuộc trong gần 40 năm sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lãng phí, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống.

Các hình thức lãng phí phổ biến, đang tồn tại ở đất nước ta hiện nay, đó là: Lãng phí tài nguyên, bao gồm tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức; tình trạng ô nhiễm môi trường, lãng phí nước, điện. Đất đai quy hoạch thiếu hiệu quả, dẫn đến nhiều dự án treo; việc sử dụng đất không hợp lý gây lãng phí. Lãng phí tài chính bao gồm: Ngân sách nhà nước bị thâm hụt do nạn tham nhũng, tiêu pha không hiệu quả, các dự án "ma"; các doanh nghiệp quản lý kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn lực.

Lãng phí nhân lực qua việc không tận dụng tối đa năng lực; người có tài thiếu cơ hội phát triển; đào tạo, bồi dưỡng không phù hợp, vừa thừa, vừa thiếu nhân lực so với yêu cầu thực tiễn và thị trường lao động; các doanh nghiệp không đầu tư vào công nghệ, quản lý kém; làm việc không hiệu quả, thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy định dẫn đến giảm năng suất lao động. Lãng phí thời gian qua thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến lãng phí đó là: Mỗi người thiếu ý thức, trách nhiệm trong tiết kiệm, lãng phí, không quan tâm tác động đến cộng đồng. Quản lý thiếu minh bạch, kiểm soát, đánh giá hiệu quả. Ở góc độ pháp luật còn chưa hoàn thiện, thiếu tính răn đe. Năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, kém. Hậu quả của lãng phí, đó là ảnh hưởng đến kinh tế, làm giảm tăng trưởng, suy giảm nguồn lực. Ở khía cạnh môi trường, lãng phí gây ô nhiễm, suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Về mặt xã hội, lãng phí làm gia tăng bất bình đẳng, dễ gây mất niềm tin vào chính quyền.

Lãng phí có thể coi là một tội ác, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp và nhu cầu ngày càng tăng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Hoang phí là một tội ác". Quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Lãng phí được coi là tội ác bởi nó không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Khi lãng phí tài nguyên thiên nhiên, chúng ta đang cạn kiệt các nguồn tài nguyên quý giá cho thế hệ tương lai. Thời gian là tài sản quý giá nhất, lãng phí thời gian đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội. Tiền bạc được tạo ra từ công sức lao động của con người, lãng phí tiền bạc là không tôn trọng lao động của người khác.

Lãng phí có thể gây ra bất bình đẳng xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Lãng phí không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm chung tay góp sức để xây dựng một xã hội bền vững.

Trường THPT Trần Phú, thành phố Vĩnh Yên được xây dựng mới, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Ảnh: Hà Phương

Đảng ta luôn xác định phòng, chống lãng phí là một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các quan điểm chính của Đảng về vấn đề này bao gồm: Một là, lãng phí là một tội ác. Đảng ta nhận thức rõ rằng lãng phí không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế mà còn làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân. Phòng, chống lãng phí là cuộc đấu tranh lâu dài: Đây là một cuộc đấu tranh phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và sự chung tay của toàn xã hội.

Hai là, phòng, chống lãng phí phải gắn liền với chống tham nhũng. Hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc chống lãng phí sẽ góp phần ngăn chặn tham nhũng và ngược lại.

Ba là, phòng, chống lãng phí phải được thực hiện một cách toàn diện, trong đó cần có những giải pháp đồng bộ, từ việc hoàn thiện thể chế, pháp luật đến việc nâng cao ý thức của cán bộ, công chức và nhân dân.

Các biện pháp mà Đảng ta đang triển khai để phòng, chống lãng phí gồm: Hoàn thiện thể chế, pháp luật, trong đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công, đấu thầu, mua sắm, xử lý vi phạm... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trong đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi lãng phí, tham nhũng. Nâng cao ý thức của cán bộ, công chức và nhân dân, trong đó tổ chức tốt các chương trình tuyên truyền, giáo dục về tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cải thiện công tác lãnh đạo, quản lý thông qua việc đánh giá hiệu quả công việc, thưởng phạt rõ ràng.

Phòng, chống lãng phí là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Mỗi cá nhân cần có ý thức tiết kiệm, các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý, và doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Noi gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ và thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Người về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Để thực hiện rộng rãi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên phải luôn tiên phong, gương mẫu trong thực hiện, như vậy sẽ góp phần giáo dục chúng ta - mọi người, mọi nhà, mọi ngành nghề, tổ chức ở mọi cấp, mọi nơi cần phải tiết kiệm để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đất nước có vươn mình trong kỷ nguyên mới để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, trong đó có vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đây cũng chính là hành động thiết thực để góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

PGS.TS Hà Huy Phượng

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Để thi đua, khen thưởng là động lực phát triển
    Để thi đua, khen thưởng là động lực phát triển

    Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua, khen thưởng (TĐKT) là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới”, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh luôn chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác TĐKT, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • Phụ nữ Tam Đảo học Bác từ những việc làm thiết thực
    Phụ nữ Tam Đảo học Bác từ những việc làm thiết thực

    Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Tam Đảo đã triển khai nhiều phong trào thi đua và các hoạt động có ý nghĩa thiết thực gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.

  • Lan tỏa tinh thần rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại
    Lan tỏa tinh thần rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại

    Những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, khuyến khích các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi duy trì nền nếp, thói quen tập luyện thể dục, thể thao (TDTT) thường xuyên, đúng cách nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực; góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

  • Học và làm theo Bác ở Lữ đoàn Đặc công bộ 113
    Học và làm theo Bác ở Lữ đoàn Đặc công bộ 113

    Những năm qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành phong trào sâu rộng ở Lữ đoàn Đặc công bộ 113. Qua đó góp phần thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ đơn vị nỗ lực vượt khó, thi đua trên các mặt công tác, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, xứng đáng với truyền thống đơn vị 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.150
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc