• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Đất và người Vĩnh Phúc
  3. Món ngon

Độc đáo ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc

08:26 15/01/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Vĩnh Phúc có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có những món ăn truyền thống được chế biến theo cách thức khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng biệt. Nhiều món ăn vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay và có mặt trong mâm cơm hằng ngày của mỗi gia đình.


Món bánh chim, bánh chuột truyền thống của dân tộc Cao Lan được trưng bày trong chương trình ra mắt các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của Làng văn hóa kiểu mẫu Đồng Dong, xã Quang Yên, huyện Sông Lô. Ảnh: Bạch Nga

Người Cao Lan ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô có nhiều món ăn ngon độc đáo, được chế biến từ các sản vật nông, lâm nghiệp đặc trưng của địa phương. Có những ăn được chế biến cầu kỳ, song có những món được chế biến đơn giản, nhưng đều có 1 điểm chung là giữ được hương vị tươi ngon vốn có của thực phẩm.

Nhắc đến món ăn ngon độc đáo, lạ mắt của người Cao Lan phải kể đến các loại bánh chim, bánh chuột, bánh cóc. Đúng như tên gọi, những chiếc bánh này có hình thù giống con chim, con chuột, con cóc, được làm từ gạo nếp nương gói trong lá dứa rừng. Mặc dù có hình thù khác nhau, song kỳ thực, cách thức chế biến của các loại bánh này giống nhau, khác biệt duy nhất là ở cách gấp lá dứa để tạo khuôn cho bánh.

Bà Đào Thị Từng, thôn Đồng Dong, xã Quang Yên là một trong những người phụ nữ Cao Lan làm bánh giỏi nhất thôn. Bà Từng cho biết: "Món bánh chim của người Cao Lan bắt nguồn từ sự tích nàng Slau Slam thương cảm con chim gâu mẹ chết bên đường trong lúc đi kiếm thức ăn cho đàn chim con.

Nàng đã lấy thức ăn trong diều của chim mẹ mớm cho chim non, rồi dùng lá dứa rừng đan làm giỏ đưa chúng về nhà nuôi. Từ đó, nàng nghĩ ra cách làm loại bánh hình chim gâu từ lá dứa rừng để tưởng nhớ tình mẫu tử thiêng liêng. Loại bánh này được truyền lại cho người dân trong thôn.


Các sản phẩm ẩm thực đặc trưng của dân tộc Sán Dìu được trưng bày tại Khu thiết chế văn hóa-thể thao Làng văn hóa kiểu mẫu Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên. Ảnh: Kim Ly

Về sau, người Cao Lan sáng tạo ra cách đan lá dứa rừng theo hình thù khác nhau để làm bánh. Để làm được loại bánh này, người Cao Lan phải lên rừng tìm lá dứa, đem về rửa sạch, phơi khô, tước phần gai, chẻ phần thân cứng rồi đan thành hình những con vật nhỏ xinh, rỗng ruột.

Gạo nếp nương được vo sạch, ngâm nước, vớt ra để ráo rồi trộn thêm ít muối cho đậm đà, sau đó đem nhồi vào vỏ bánh. Bánh đã gói xong được đem đi luộc. Khi bánh chín có mùi thơm ngào ngạt của gạo nếp nương hòa quyện với mùi lá dứa rừng. Đây là món ăn dân dã, thường được bà con đem theo khi đi làm nương rẫy.

Ngày nay, người Cao Lan vẫn làm bánh chim, bánh chuột trong bữa ăn hằng ngày. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, nhiều gia đình dùng đỗ xanh, thịt lợn làm nhân bánh. Trong các dịp lễ hội Xuống đồng, khánh thành khu thiết chế văn hóa - thể thao Làng văn hóa kiểu mẫu Đồng Dong, các món bánh nhỏ xinh với hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt được trưng bày tại gian hàng ẩm thực đã thu hút thực khách đến tham quan, thưởng thức, góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa, ẩm thực của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Bò tái kiến đốt là món ăn độc, lạ của người dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo. Để chế biến món ăn này, người ta cắt miếng thịt bò còn nóng hổi vừa mới mổ, đem treo lên cây trong rừng để kiến bâu quanh miếng thịt. Nhiều người kỳ công mang miếng thịt bò treo vào những tổ kiến khác nhau để miếng thịt có nhiều hương vị khác nhau.

Sau đó, thịt được đem về, dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem nướng trên bếp lửa than hồng cho chín tái. Miếng thịt chín săn lại ở bên ngoài song hồng ở bên trong. Khi ăn, miếng thịt được thái mỏng, bày lên đĩa, chấm kèm với nước tương gừng, khế chua, rau thơm. Món ăn thơm ngon, độc đáo này đã lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận năm 2022.

So với nhiều dân tộc thiểu số khác, các món ăn của đồng bào dân tộc Dao ở xã Lãng Công, huyện Sông Lô được chế biến đơn giản hơn. Vào các dịp lễ lớn của người Dao như Lễ cấp sắc, Tết nhảy…, các gia đình người Dao thường mổ lợn, gà để thiết đãi dân làng. Thịt lợn, gà được chế biến thành các món luộc, xào, nướng… và bày trí, xếp theo hình vòng tròn trên chiếc mâm trải lá chuối.

Ở giữa mâm cỗ của người Dao bao giờ cũng có một bát chuối nộm để ăn kèm với thịt giúp tăng thêm hương vị của món ăn. Món chuối nộm được coi là “linh hồn” của mâm cỗ. Để làm món ăn này, người Dao lấy thân cây chuối non thái mỏng, rửa sạch, bóp với muối và một số loại gia vị, giúp chống ngấy hiệu quả.

Ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất phong phú và đa dạng. Nhiều món ăn nổi tiếng như xôi đen, bánh chưng gù (dân tộc Sán Dìu); món bún, cơm lam, rượu men lá (dân tộc Cao Lan); xôi ngũ sắc (dân tộc Dao)… được chế biến để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Ẩm thực truyền thống góp một phần quan trọng trong hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi đến tham quan Vĩnh Phúc.

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân giữ gìn ẩm thực truyền thống; tích cực quảng bá văn hóa ẩm thực dân tộc trong các lễ hội, sự kiện lớn của địa phương, của tỉnh; đưa các món ăn, thức uống của đồng bào dân tộc thiểu số vào các nhà hàng, quán ăn để phục vụ du khách… Qua đó, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị ẩm thực truyền thống của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Bạch Nga


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Lan tỏa lối sống lành mạnh từ thực phẩm chay
    Lan tỏa lối sống lành mạnh từ thực phẩm chay

    Trong nhịp sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lối sống xanh và thói quen ăn uống lành mạnh. Do vậy, ăn chay không còn là khái niệm xa lạ bởi sự đa dạng của ẩm thực chay, cùng với những lợi ích về sức khỏe và tinh thần đã thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến với lối sống lành mạnh này.

  • Cơ hội vàng quảng bá văn hóa, ẩm thực
    Cơ hội vàng quảng bá văn hóa, ẩm thực

    Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, Vĩnh Phúc hiện còn lưu giữ gần 400 lễ hội đặc sắc, mang giá trị gắn kết cộng đồng. Các lễ hội được bảo tồn và duy trì hằng năm đã góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa đặc trưng, ẩm thực truyền thống của Vĩnh Phúc đến bạn bè gần xa, tạo sức hút đối với du khách, thúc đẩy phát triển du lịch.

  • Đặc sắc hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy tại Lễ hội Tây Thiên
    Đặc sắc hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy tại Lễ hội Tây Thiên

    Năm nào cũng vậy, Lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo (từ ngày 12 - 17/2 âm lịch) thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Lễ hội có nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn, trong đó nổi bật là hội thi gói bánh chưng gù, bánh gio, bánh giầy của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

  • Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng
    Vĩnh Phúc - mùa Xuân và hy vọng

    Là người con Vĩnh Phúc xa quê đã hơn nửa thế kỷ, nhưng dù trong điều kiện nào, trong lòng vẫn lưu giữ niềm tự hào về một vùng đất địa linh, nhân kiệt với những con người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong đổi mới. Ngay trong hoàn cảnh khó khăn vẫn thắp sáng một niềm tin, một ước mơ về những điều tốt đẹp. Phải chăng đó là nét riêng của người Vĩnh Phúc.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12613350
Trong ngày: 36311 Trong tuần: 269583 Trong tháng: 491359
Địa chỉ IP của bạn: 3.144.48.13
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc