• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Kinh Tế
  3. Thu hút đầu tư - Công nghiệp

Công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

14:57 31/08/2023
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Sáng 31/8, Viện Chiến lược phát triển (VIDS), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad-Adenaeur-Stiftung Vietnam (KAS) công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500) trong giai đoạn 2021-2022, giai đoạn nền kinh tế gặp cú shock COVID-19.

Chú thích ảnh

Các chính sách với doanh nghiệp cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Ảnh: bnews.vn

Ông Florian Constantin Feyerabend, Trưởng đại diện Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam cho biết, báo cáo không chỉ phân tích các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào trong bối cảnh đó, khả năng chống chịu của họ ra sao, mà còn trả lời câu hỏi họ có phải là trụ đỡ cho phát triển của các doanh nghiệp tư nhân nói chung hay không.

Tại thời điểm 31/12/2021, Việt Nam có 694,2 nghìn doanh nghiệp tư nhân, chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 58,1% số lao động, chiếm 59,3% tài sản và tạo ra 57,8% doanh thu thuần của khối doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân phần lớn là các doanh nghiệp được thành lập sau đổi mới, có quy mô nhỏ và vừa. Vào cuối năm 2021, chỉ có 0,22% số doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên, thấp hơn tỷ lệ chung 0,52% cũng như 8,29% của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 19,52% của doanh nghiệp nhà nước.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Toàn Thắng, Trưởng ban Ban Quan hệ quốc tế, VIDS cho biết, mặc dù, xuất hiện ở 53/63 tỉnh/thành phố, VPE500 tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ (chiếm khoảng 75%) và có xu hướng tăng nhẹ. Nhìn chung, VPE500 đang được hình thành dựa trên các lợi thế hạ tầng, nguồn lực và thị trường của các địa phương. VPE500 phân bố ở 21/21 ngành cấp 1, trong đó, tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại và xây dựng.

So sánh giữa hai năm COVID-19 và một năm trước đó, có biến động khá lớn về số doanh nghiệp ra vào trong danh sách VPE500. Năm 2020, có tới 97/500 doanh nghiệp (19,4%) đã không còn trong xếp hạng VPE500 của năm 2019.

Những doanh nghiệp này tập trung vào nhóm ngành mà bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 như bất động sản và xây dựng (23/89), thương mại (15/73), dệt may (7/32), chế biến thực phẩm (9/70). Chỉ có một số ít ngành vẫn giữ được số lượng thuộc VPE500 là những ngành được đánh giá là hưởng lợi trong COVID-19 như thông tin truyền thông, bưu chính, sản xuất và phân phối điện.

Đến năm 2021, tiếp tục có tới 61 doanh nghiệp nữa rời khỏi danh mục, nâng tổng số rời đi sau hai năm lên tới 158, tương đương 31,6%, và vẫn tập trung vào các nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng ở trên. Bên cạnh đó, ngay cả với các doanh nghiệp vẫn còn duy trì trong bảng xếp hạng, thứ hạng của các doanh nghiệp này cũng giảm đi nhanh chóng, tỷ lệ giảm trên 50 bậc là trên 60%. Tỷ lệ ra khỏi danh mục chung của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 25,3%, thấp hơn tỷ lệ chung là 28,0%.

Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vẫn giữ được vị trí trong bảng xếp hạng, đây cũng là nhóm có xếp hạng cao và ít thay đổi về thứ bậc. Tương tự, doanh nghiệp thuộc TOP50 vẫn giữ được xếp hạng và thứ hạng cũng ít thay đổi hơn.

Rõ ràng, trong giai đoạn COVID-19, mức độ ổn định của VPE500 có cao hơn, ngụ ý rằng các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì tốt được vị thế của mình trên thị trường so với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Báo cáo cũng chỉ ra, do nhóm VPE500 hoạt động vượt trội và vẫn duy trì tốt được tốc độ tăng trưởng so với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung, mức độ vượt trội trên khía cạnh quy mô và kết quả kinh doanh bình quân của doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Trung bình giai đoạn 2019-2021, quy mô lao động cao gấp 160 lần và tổng tài sản bình quân của một doanh nghiệp thuộc VPE500 cao gấp khoảng và 376 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung.

Nhờ quy mô và kết quả hoạt động vượt trội nên VPE500 chiếm tỷ lệ nhỏ về số lượng doanh nghiệp nhưng đóng góp lớn vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bình quân giai đoạn 2019-2021, VPE500 chỉ chiếm 0,075% tổng số doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng tạo việc làm cho 12% lao động, chiếm 28% tổng tài sản, tạo ra 18,4% doanh thu gộp và đóng góp 18,4% nộp ngân sách của nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Cũng theo báo cáo, phân tích về VPE500 và quan hệ với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung cho thấy, cần thiết phải có những chính sách cụ thể hơn nữa để xây dựng được một lực lượng các doanh nghiệp tư nhân lớn, phát triển ổn định, chống chịu được các cú sốc lớn từ bên ngoài và làm tăng hiệu quả của toàn nền kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Toàn Thắng, các chính sách với doanh nghiệp trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Cùng với đó, Chính phủ có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Đồng thời, nâng cao năng lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, cần khuyến khích và tạo phong trào để từng địa phương xây dựng được các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của mình dựa trên những lợi thế địa phương và vươn tầm hoạt động trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, muốn xây dựng doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt thị trường, Chính phủ phải đưa ra chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

“Chúng ta cần phải lọc 500 doanh nghiệp này, rồi tiếp tục khảo sát để xem doanh nghiệp họ cần gì, thì báo cáo của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn. Như doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hay quy mô hay như thế nào… để có giải pháp dù điều này phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp”, ông Tú cho hay.

Theo TTXVN


Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp
    Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp

    Nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số, chiều 23/5, Sở Tài chính có buổi làm việc với các doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

  • Toàn lực tập trung cho các dự án lớn, công trình trọng điểm
    Toàn lực tập trung cho các dự án lớn, công trình trọng điểm

    Tiếp tục thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, tỉnh đã và đang chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành, địa phương triển khai đồng bộ giải pháp ưu tiên bố trí vốn cho các dự án lớn, công trình trọng điểm trải dài qua nhiều lĩnh vực từ hạ tầng văn hóa - xã hội, y tế đến các dự án giao thông… Qua đó góp phần kiến tạo nền tảng, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh phát triển bền vững.

  • Singapore - thị trường thu hút đầu tư giàu tiềm năng
    Singapore - thị trường thu hút đầu tư giàu tiềm năng

    Trải qua hơn nửa thế kỷ gắn bó, quan hệ hai nước Việt Nam - Singapore đến nay có nhiều bước tiến vượt bậc, đặc biệt mới đây, Việt Nam và Singapore đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Điều đó không chỉ khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia mà còn mở ra cơ hội thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng.

  • Giao hơn 79 nghìn m2 đất cho Công ty cổ phần KEHIN xây nhà ở xã hội
    Giao hơn 79 nghìn m2 đất cho Công ty cổ phần KEHIN xây nhà ở xã hội

    Mới đây, UBND tỉnh đã quyết định giao đất (đợt 1) cho Công ty cổ phần KEHIN để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội tại thôn rừng Cuông, xã Thiện kế, huyện Bình Xuyên với tổng diện tích hơn 79 nghìn m2.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.234
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc