• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Lao động việc làm

Thái độ làm việc

12:43 17/04/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Cụm từ “Trình độ không bằng thái độ” được khá nhiều đơn vị, nhất là khối doanh nghiệp dùng làm khẩu hiệu, phương châm hoạt động của mình. Tất nhiên, câu này không có ý hạ thấp tầm quan trọng của trình độ mà hướng đến việc đề cao thái độ, ý thức trách nhiệm trong công việc của người lao động.

Thời bao cấp có lẽ là giai đoạn mà thái độ làm việc của người lao động được thể hiện rõ nét nhất. Thời ấy, kết quả làm việc được quy ra điểm để chấm công. Nhiều điểm thì nhiều công. Tuy nhiên, với phương thức làm việc tập thể mà nhiều người từng bùi ngùi bảo “cha chung không ai khóc”, một số lớn người lao động làm việc kiểu cầm chừng, thậm chí có mặt chỉ để điểm danh chấm điểm chứ không cần biết làm được việc gì hay không.

Ông nội tôi kể: Ruộng đất, trâu bò, đến cái cày, cái cuốc… cũng của hợp tác xã tất. Ai đi cày, ai chăn nuôi, ai đắp bờ, nhổ mạ đều do hợp tác xã phân công. Mỗi sáng, khi tiếng kẻng vang lên, bà con đủng đỉnh ra đồng làm việc, chưa hết giờ làm lại ngóng kẻng ra về. Người nông dân không quan tâm đến chất lượng công việc, lúa tốt, xấu cũng mặc kệ, họ chỉ lo đầy công.

Sau mỗi buổi làm việc, xã viên quay về hợp tác xã lấy phiếu chấm công, cứ 10 điểm tương đương một công. Ví dụ, cày một sào ruộng được tính 10 điểm, kể cả đắp bờ, nhổ mạ cũng quy ra điểm. Vì tính công theo kiểu cào bằng nên người dân có tâm lý lười nhác, làm chiếu lệ. Có anh cày một đường, bỏ một đường, đắp bờ có khi chỉ be bốn góc rồi về báo cáo lấy điểm. Nói chung, người dân không có động lực sản xuất nên năng suất lao động rất thấp…

Thời bây giờ, thái độ làm việc của người lao động, đặc biệt là trong khối nhà nước cũng có nhiều chuyện đáng bàn. Với thái độ làm việc kiểu lừng chừng, lười suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ, một bộ phận đáng kể công chức, viên chức đã góp phần quan trọng làm… giảm động lực phát triển của xã hội.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh làm tốt việc thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức, nhằm cơ cấu lại để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Vì sao lại có chuyện như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân. Nào là do bản thân có quan hệ chỗ này chỗ nọ, rồi khéo léo được lòng cấp trên, nằm trong biên chế nhà nước nên hiển nhiên hưởng lương đều đặn... Thực sự là với những người này, trình độ chưa bao giờ được coi là vấn đề đáng kể. Thậm chí, càng có trình độ càng phải làm nhiều, để phần hưởng thụ cho những người có “thái độ” tốt.

Chính vì vậy, cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang diễn ra rất khẩn trương hiện nay là cơ hội hiếm có, là thời cơ không thể tốt hơn để loại bỏ những thành phần làm việc với thái độ lừng chừng.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, bối cảnh đất nước hiện nay không có chỗ cho cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. "Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự nghiệp phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng được khen ngợi…”.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện nay, thực trạng đội ngũ công chức ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; tình trạng né tránh, đùn đẩy, không dám nghĩ, dám làm; tâm lý "đã vào nhà nước là an toàn", "tình trạng công chức suốt đời", cơ chế đào thải không đủ mạnh (quy định 2 năm liên tiếp bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ mới bị chấm dứt hợp đồng làm việc).

Ngay ở tỉnh ta, dù Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhưng tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm; đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang cơ quan khác vẫn còn xảy ra.

Biểu hiện phổ biến là né tránh những việc khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực thi công vụ và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; chậm trễ giải quyết, để tồn đọng công việc; trả lời, hướng dẫn không rõ quan điểm, chính kiến của tổ chức, đơn vị mình; tìm cách đẩy việc hoặc hỏi xin ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình; lạm dụng việc lấy ý kiến phối hợp để né tránh trách nhiệm.

Hậu quả là quá trình xử lý công việc bị kéo dài, gây cản trở và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Cá biệt có nơi rất trì trệ, làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Do vậy, việc xây dựng được cơ chế sàng lọc công chức là rất cần thiết, không chỉ khắc phục bất cập hiện nay, tạo ra cơ chế để sàng lọc và thay thế những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, năng lực hạn chế, mà còn nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ. Trong đó khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Chỉ khi xây dựng được cơ chế sát hạch công chức hợp lý, vận hành hiệu quả, chúng ta mới có được một đội ngũ công chức tinh thông nghiệp vụ, có chất lượng cao, đủ năng lực và phẩm chất để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là “vùng trú an toàn” cho cán bộ yếu kém.

Đồng nghĩa với việc phải lựa chọn cán bộ đúng, trúng, tránh tình trạng tinh giản không đúng đối tượng. Có những bộ phận thừa biên chế, có những viên chức yếu cả về năng lực, trình độ, phẩm chất, lẽ ra phải tinh giản nhưng không thực hiện, trong khi đó lại “tinh giản” ở những bộ phận, lĩnh vực thực sự cần thiết, thậm chí đang thiếu người làm việc, để đạt được mục tiêu.

Muốn vậy, phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Cần đánh giá, sử dụng đúng cán bộ; lưu ý sắp xếp để tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”; lựa chọn giữ được tinh hoa trong bộ máy, những người thật sự tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.

Quang Nam

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
    Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

    Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chú trọng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát triển các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chú trọng chăm lo đời sống tinh thần... là những giải pháp được các cấp chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp triển khai nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

  • Đa dạng giải pháp kết nối cung - cầu lao động
    Đa dạng giải pháp kết nối cung - cầu lao động

    Để mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ) cũng như giải bài toán thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cung ứng, kết nối cung - cầu lao động. Qua đó, nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm (GQVL), tạo động lực để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
    Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

    Thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng quan tâm xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ); tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm ATVSLĐ tại doanh nghiệp… Từ đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.

  • Nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động
    Nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động

    Những năm qua, các cấp, ngành chức năng, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN); chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với tác phong công nghiệp... Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ).

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12643987
Trong ngày: 6164 Trong tuần: 300220 Trong tháng: 521996
Địa chỉ IP của bạn: 3.147.73.112
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc