• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Văn học-Nghệ thuật

Bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tư liệu Hán-Nôm

07:41 10/04/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều tư liệu Hán-Nôm có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, gồm bản hương ước, thần tích, thần sắc của các địa phương trên địa bàn tỉnh… Bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tư liệu Hán-Nôm, Thư viện tỉnh đang tiến hành phiên dịch các tư liệu ra chữ quốc ngữ, bảo quản, lưu trữ cẩn thận, nghiêm ngặt, làm cơ sở để triển khai số hóa các tư liệu trong thời gian tới.


Cán bộ Thư viện tỉnh kiểm kê, bảo quản, lưu trữ các nguồn tư liệu Hán-Nôm. Ảnh: Kim Ly

Vĩnh Phúc là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Vĩnh Phúc đã có một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, trong đó có nguồn tư liệu di sản Hán-Nôm tại các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, trung tâm lưu trữ, bảo tàng, thư viện ở trong và ngoài tỉnh.

Vĩnh Phúc có hơn 1.000 văn bia, văn khánh, văn chuông, 700 đạo thần sắc, hơn 400 bản thần tích cùng hàng nghìn hương ước và các nguồn tư liệu Hán-Nôm khác minh chứng cho sự tồn tại, phát triển của văn hóa, con người Vĩnh Phúc qua bốn nghìn năm lịch sử.

Trên cơ sở nhận thức rõ giá trị, tầm quan trọng của nguồn tư liệu Hán-Nôm đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của dân tộc nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa này qua việc khảo sát, nghiên cứu, biên dịch và xuất bản, giới thiệu tới bạn đọc các tư liệu Hán-Nôm trên địa bàn.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hán-Nôm được đánh giá cao như sắc phong Vĩnh Phúc, Văn bia Vĩnh Phúc, danh nhân Vĩnh Phúc, di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc…

Văn Miếu tỉnh được xây dựng trên cơ sở nguồn tư liệu về truyền thống hiếu học và khoa bảng Vĩnh Phúc hiện lưu giữ nhiều tư liệu Hán-Nôm có giá trị. Câu lạc bộ Hán-Nôm tỉnh được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Ở một số địa phương đã hình thành các lớp học chữ Hán-Nôm cho người cao tuổi.

Thư viện tỉnh hiện đang lưu giữ, bảo quản lượng lớn nguồn tư liệu Hán-Nôm ghi chép về lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của vùng đất Vĩnh Phúc qua các giai đoạn lịch sử… Đây là nguồn tư liệu cổ, quý giá còn lại trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, các tư liệu này mới được phiên âm, dịch nghĩa sang tiếng Việt phần tiêu đề và một số thông tin tổng quát, gây khó khăn cho bạn đọc trong việc sử dụng nguồn tư liệu. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá vốn tư liệu Hán-Nôm tại thư viện chưa rộng rãi, hiệu quả. Việc số hóa các tư liệu chưa được thực hiện, gây khó khăn cho bạn đọc trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn tư liệu.

Trước thực tế đó, Thư viện tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án "Phiên âm, dịch nghĩa, bảo quản và phát huy nguồn tư liệu Hán-Nôm tại Thư viện tỉnh” nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa này.

Giám đốc Thư viện tỉnh Lê Văn Minh cho biết: "Hiện Thư viện tỉnh phối hợp với các đơn vị, các nhà nghiên cứu văn hóa Trung ương, địa phương thuộc lĩnh vực Hán-Nôm tiến hành phiên âm, dịch nghĩa được 2.200 trang tư liệu Hán-Nôm lưu trữ tại thư viện. Dự kiến từ nay đến hết năm 2024 sẽ hoàn thành việc phiên âm, dịch nghĩa toàn bộ nguồn tư liệu này.

Những tư liệu đã được phiên âm, dịch nghĩa được lưu trữ, bảo quản nghiêm ngặt, cẩn thận tại thư viện để phục vụ bạn đọc. Năm 2025, Thư viện tỉnh tiến hành số hóa nguồn tư liệu Hán-Nôm để phục vụ bạn đọc qua đĩa CD-Rom đơn lẻ trên máy tính cá nhân, đăng tải trên website “thuvien.vinhphuc.gov.vn”.

Nguồn tư liệu Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh nếu được khai thác, phát huy hiệu quả sẽ là sợi dây liên kết quá khứ với hiện tại, là nguồn tư liệu quan trọng giúp thế hệ sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa của địa phương.

Việc phiên âm, dịch nghĩa và giới thiệu, quảng bá nguồn tư liệu Hán-Nôm tại Thư viện tỉnh tạo thuận lợi trong việc cung cấp thông tin cho bạn đọc, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tư liệu; hỗ trợ cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng hồ sơ xếp hạng các di tích lịch sử trên địa bàn; góp phần làm sáng tỏ, rõ nét hơn về lịch sử, văn hóa Vĩnh Phúc trong tiến trình phát triển; nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương.

Thời gian tới, Thư viện tỉnh đẩy mạnh việc triển khai các nội dung của Đề án "Phiên âm, dịch nghĩa, bảo quản và phát huy nguồn tư liệu Hán-Nôm tại Thư viện tỉnh” đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

Bạch Nga



Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • “Vẽ” chân dung Bác Hồ bằng ngôn ngữ văn học
    “Vẽ” chân dung Bác Hồ bằng ngôn ngữ văn học

    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã ra mắt bộ tiểu thuyết đầy tâm huyết “Nước non vạn dặm” (gồm 5 tập “Nợ nước non”, “Lênh đênh bốn biển”, “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, “Đường lên Điện Biên”, “Việt Nam - Hồ Chí Minh” kể về hành trình đi tìm đường cứu nước, khát khao giải phóng dân tộc của chàng thanh niên Nguyễ...

  • Những người “thắp lửa” nghệ thuật dân ca truyền thống
    Những người “thắp lửa” nghệ thuật dân ca truyền thống

    Trong xã hội hiện đại, góp phần gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng không thể không nhắc tới những “cây cao bóng cả” ở các câu lạc bộ (CLB) dân ca truyền thống. Họ được coi là những người miệt mài “thắp lửa” để các loại hình nghệ thuật còn mãi với thời gian, đồng thời thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ địa phương phát triển.

  • Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh lên truyện tranh của Italy
    Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh lên truyện tranh của Italy

    Ra mắt đây 57 năm tại Italy, ấn phẩm Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc vừa được NXB Kim Đồng chuyển ngữ, giới thiệu đến độc giả Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

  • Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức và hành trình chinh phục cái đẹp
    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức và hành trình chinh phục cái đẹp

    Với niềm đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức, Chi hội phó Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh Trung ương tại Vĩnh Phúc luôn tìm tòi, sáng tạo và nỗ lực chinh phục cái đẹp qua từng tác phẩm ảnh, cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn hóa, mang lại giá trị chân - thiện - mỹ cho đời sống tinh thần. Đạt nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức đã khẳng định được tên tuổi trong làng nhiếp ảnh cả nước.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 18.219.92.7
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc