• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội
  3. Lao động việc làm

Công phu săn đào, mận rừng chơi Tết

10:53 06/02/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Vài năm trở lại đây, đào rừng và mận rừng có sức hút lớn, được nhiều người ưa chuộng tìm mua về chơi Tết bởi vẻ đẹp hoang dã, phong sương mà đằm thắm. Thế nhưng, đằng sau những cành hoa rừng quý hiếm được bày bán trong thành phố là câu chuyện băng rừng, vượt núi hết sức vất vả của những tiểu thương hành nghề săn đào, mận rừng về bán dịp Tết.

Không thể phủ nhận, khi thú chơi đào rừng, mận rừng đang lên ngôi thì nghề săn và buôn bán cây rừng được xem là công việc “hốt bạc”. Để tìm được những cây đào, mận rừng đẹp, trước Tết cả tháng, tiểu thương phải tìm đến các làng bản nơi núi rừng Tây Bắc, tìm những cây thật nguyên sơ. Một cây đào rừng, mận rừng “hàng hiệu” phải có tuổi thọ từ 3-6 năm, thân cây xù xì, bám rêu xanh, trắng như thể đọng tuyết, cành có nhiều búp đang hé lộ, nụ lớn nhưng chưa xòe hoa....

Theo khảo sát, tại các điểm bán đào rừng, mận rừng tại thành phố Vĩnh Yên, phần lớn là những cành đào, mận rừng được thu mua từ các vùng núi như Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La), Sapa (Lào Cai), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu)... Mỗi cành đào rừng, mận rừng có giá từ 500.000 đồng đến hàng triệu đồng, mỗi cây thì có giá đắt hơn từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào hình dáng và ngoại hình, độ lâu năm của cây.

Đào rừng hút khách bởi cánh hoa to, dày, màu phớt hồng đẹp mắt và lâu tàn nên chơi được rất lâu.

Chúng tôi gặp anh Phạm Văn Chính, quê ở thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), tiểu thương bán đào rừng tại chợ hoa Tết thành phố Vĩnh Yên để tìm hiểu về những câu chuyện “săn” đào rừng đầy vất vả, gian nan.

Sau khi hỏi chuyện một hồi lâu, anh Chính mới tiết lộ: “Đào rừng Lai Châu có thể thu mua từ người dân bản địa ở các huyện Sìn Hồ, Tam Đường từ trước Tết cả tháng bởi họ sẽ mang đào đến cạnh đường quốc lộ để bán. Ngoài việc thu mua đào tại đây, chúng tôi cũng tự vượt rừng, vào tận trong bản sâu để tìm đào đẹp, những lúc đấy thì hết sức vất vả”.

Đường vào các bản vùng cao thu mua đào rừng của tiểu thương rất khó khăn, lầy lội

Với 8 năm trong nghề, từ tháng 11 âm lịch hằng năm là thời điểm anh Chính cùng các anh em trong nghề bắt đầu lặn lội đến các bản làng vùng cao của tỉnh Lai Châu tìm mua đào. Không giống như đào dưới miền xuôi, hầu hết đào ở đây được người dân trồng trên nương, triền núi hay bìa rừng nên đường đi rất khó, nhỏ hẹp và lầy lội.

Hơn nữa, để có những gốc đào đẹp, ưng ý, anh Chính phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau. Cuộc hành trình đôi khi kéo dài trong vài ngày nên anh thường xin nấu cơm và ăn nghỉ luôn ở nhà người dân trong bản.

“Đáng nhớ nhất là có một lần tôi phát hiện ra cây đào nằm ở vách núi cheo leo, nhưng thế và dáng của cây thì tuyệt đẹp. Vì cố tìm cách bứng cả rễ lẫn thân về mà tôi suýt ngã xuống núi. Còn những tai nạn như trẹo chân, trầy xước tay chân cũng nhiều không kể hết được. Làm nghề này vất vả thật, nhưng khi mang được đào về thì mừng lắm” - anh Chính chia sẻ.

Tiểu thương cẩn thận vận chuyển đào rừng sau khi thu mua thành công từ một gia đình đồng bào người Dao, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Bên cạnh đào rừng, những cành mận rừng trắng muốt cũng hút khách chơi Tết không kém. Anh Đỗ Văn Công, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tiểu thương buôn mận rừng ngày Tết cũng chia sẻ, anh cũng phải vào tận các nhà vườn ở các bản vùng núi ở huyện Mộc Châu, Vân Hồ (tỉnh Sơn La) để săn mận rừng từ trước Tết âm lịch 1 tháng. Những chuyến tìm mận rừng ấy đã để lại trong anh rất nhiều kỷ niệm.

Mận được trồng nhiều trên các vùng đồi ở Mộc Châu (Sơn La).

Anh Công chia sẻ: “Mỗi chuyến đi săn tìm cây mận, đào rừng bán dịp Tết tôi thường đi cùng 3 người nữa để hỗ trợ tìm cây cũng như vận chuyển. Có lần tôi tìm được một cây mận rừng tuổi đời 15 năm xù xì, rêu mốc, ra hoa rất đẹp ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ nhưng để bứng cây cũng như vận chuyển cũng phải cần đến 4 - 5 người khiêng. Hơn nữa, con đường từ bản dẫn đến đường quốc lộ rất cheo leo và trơn trượt, giữa đường còn có mưa lớn, sương lạnh rơi nhiều, nhiệt độ trên núi cao lại thấp nên ai nấy vừa ướt vừa lạnh. Với nhiều cố gắng, rất may sau chuyến đi, cây mận được đưa về còn nguyên vẹn, không bị gãy cành và được bán thành công với giá 7 triệu đồng”.

Những gốc mận lâu năm có giá rất cao, không chỉ bởi hình dáng độc đáo, già cỗi mà còn bởi người thu mua mất rất nhiều thời gian, công sức để tìm và vận chuyển.

Dù giá đào rừng, mận rừng khá cao nhưng anh Chính, anh Công đều cho rằng nghề săn đào, mận rừng bán Tết cũng phụ thuộc vào may rủi, năm được, năm mất. Có năm trúng vụ, buôn bán thuận lợi có thể lãi được cả trăm triệu đồng nhưng cũng có năm, người bán trắng tay, thậm chí thua lỗ nặng.

“Năm nay, mận rừng có giá từ 1,6 - 6 triệu đồng tùy vào dáng cây, cành, giá thấp hơn năm ngoái nhưng việc tiêu thụ lại diễn ra khá chậm. Ngoài ra, khi chúng tôi đi lên các bản vùng cao, mận mới có nụ nhưng nếu thời tiết thay đổi thất thường, mận không nở hoa đúng thời điểm chơi Tết thì coi như toàn bộ số mận rừng sẽ phải bỏ đi, coi như mất Tết”. Anh Công nói thêm.

Bài, ảnh: Thảo My

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
    Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

    Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chú trọng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát triển các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; chú trọng chăm lo đời sống tinh thần... là những giải pháp được các cấp chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp triển khai nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

  • Đa dạng giải pháp kết nối cung - cầu lao động
    Đa dạng giải pháp kết nối cung - cầu lao động

    Để mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ) cũng như giải bài toán thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cung ứng, kết nối cung - cầu lao động. Qua đó, nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm (GQVL), tạo động lực để doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
    Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

    Thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng quan tâm xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ); tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm ATVSLĐ tại doanh nghiệp… Từ đó góp phần cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.

  • Nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động
    Nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động

    Những năm qua, các cấp, ngành chức năng, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN); chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với tác phong công nghiệp... Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ).

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

12639847
Trong ngày: 2024 Trong tuần: 296080 Trong tháng: 517855
Địa chỉ IP của bạn: 18.218.185.164
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc