• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Văn học-Nghệ thuật

Ra mắt sách "Địa lý hành chính và tập quán của người Việt"

09:30 02/02/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

"Địa lý hành chính và tập quán của người Việt" cho thấy những nghiên cứu khoa học có tính chất kinh điển về học thuật của Nguyễn Văn Huyên.

Khai mở hướng nghiên cứu mới về địa lý hành chính ở Việt Nam

Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là một trong những học giả lớn hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ XX. Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu địa lý hành chính một cách khoa học, hiện đại và để lại dấu ấn đáng kể.

Ông kế thừa truyền thống ghi chép địa chí, địa dư đã có từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam, kết hợp những tri thức cùng phương pháp nghiên cứu mới từ các học giả người Pháp.

Trong cuốn sách Địa lý hành chính và tập quán của người Việt, bên cạnh đơn vị làng/xã vốn đã được bản thân tác giả điều tra, khảo tả rất kỹ lưỡng trong các công trình trước đây, lần này ông muốn nhìn địa lý hành chính ở một tầng bậc cao hơn qua hai đơn vị tỉnh và tổng.

Đây cũng chính là hai đơn vị hành chính riêng, khác với nhiều nét đặc thù của Việt Nam truyền thống. Ở đó thể hiện rất rõ sự phân tầng và quản trị của chính quyền phong kiến trung ương, đồng thời bộc lộ sinh động đời sống người dân quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

Ra mắt sách Địa lý hành chính và tập quán của người Việt - 1

Bìa sách "Địa lý hành chính và tập quán của người Việt" (Ảnh: Nhã Nam).

Khác với các học giả người Pháp, Nguyễn Văn Huyên có vị thế và điều kiện của một trí thức bản địa. Điều này cho phép ông thấu thị tất cả sự thống nhất lẫn phức tạp, hợp tác lẫn đấu tranh, giằng co giữa các làng/xã trong một tổng xung quanh một chiếc chiếu giữa chốn đình chung hay một cái ao, một khoảng đất bồi có thể đem lại nhiều quyền lợi.

Độc giả có thể bắt gặp những nhận xét rất thú vị từ đôi mắt sắc sảo và không kém phần dí dỏm của Nguyễn Văn Huyên về những người dân quê.

"Thực tế là, phải rất kiên nhẫn mới có thể sống ở vùng nông thôn Bắc Bộ: bằng chứng là phải sau hai đợt ném bom thực sự chết chóc thì hôm nọ những người Hà Nội mới quyết tâm rời thành phố để về "làng mình"".

Bên cạnh những hiểu biết và trực giác sâu sắc của mình, ông còn sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp và kỹ thuật của địa lý nhân văn, hành chính như thực địa, vẽ bản đồ, phân tích số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ,…

Các kết quả nghiên cứu địa lý hành chính của ông đã vượt xa các ghi chép địa chí trước kia đồng thời đặt nền tảng cho các tri thức khoa học về Việt Nam truyền thống.

Nghiên cứu địa lý hành chính - cơ sở cho sự hiểu biết về phong tục, tập quán

Đối với Nguyễn Văn Huyên, nghiên cứu địa lý hành chính là cơ sở cho phép ông đi sâu hơn, hiểu một cách cặn kẽ cũng như rộng rãi hơn những phong tục, tập quán trong đời sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thông qua điều tra các vụ việc tranh chấp, thương thảo về đất đai của các đơn vị hành chính làng, xã, tác giả đã chỉ ra những nét "tâm lý người An Nam" (theo cách nói của Paul Giran): "Tuy nhiên, vụ kiện này không phải là cuối cùng trong tinh thần ưa kiện tụng của những người nông dân rất dũng cảm của chúng ta".

Qua những đặc thù về địa lý hành chính làng xã, Nguyễn Văn Huyên cho độc giả hiểu hơn sự sâu sắc trong những câu tục ngữ quen thuộc. Một số câu tục ngữ phản ánh rất rõ tinh thần này, như: "Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp", hoặc "Miếng thịt làng sàng thịt mua".

Nghiên cứu địa lý hành chính từ góc nhìn là sự phân cấp và quản trị các đơn vị địa lý của nhà nước, tác giả cũng rút ra nhiều phát hiện thú vị.

Ông phát hiện trong các điều tra dân số từ năm 1936 đến 1942, không ít những số liệu sai lệch về số lượng khai sinh/ khai tử cho các bé gái, sai lệch về số lượng nữ giới trong một làng hoặc trong một tổng.

Đáng tiếc thay, các số liệu này đã không thể được đưa ra một cách chính xác chỉ vì tâm lý "trong nam khinh nữ" vốn đã trở thành cố hữu của người dân quê Việt Nam từ bao đời.

Ra mắt sách Địa lý hành chính và tập quán của người Việt - 2

Nhã Nam đã xuất bản 4 cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Huyên (Ảnh: Nhã Nam).

Những nghiên cứu mới lần đầu được xuất bản

Trong lần xuất bản này, cuốn sách Địa lý hành chính và tập quán của người Việt có hai công trình lần đầu được công bố gồm: "Nghiên cứu tập quán người Việt" và "Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu".

Do tình thế phức tạp những năm 1944-1945, các công trình này chưa có cơ hội được in thành sách, mà mới chỉ tồn tại ở dạng bản thảo của tác giả.

Công trình "Nghiên cứu tập quán của người Việt" xuất phát từ bài diễn thuyết của Nguyễn Văn Huyên ngày 18/7/1943. Còn công trình "Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu" là bản thảo viết tay được thực hiện năm 1944, hiện do gia đình tác giả lưu giữ.

Cả hai công trình đều là những nghiên cứu sắc sảo, có giá trị quan trọng của Nguyễn Văn Huyên về địa lý hành chính và về phong tục, tập quán của người Việt.

Điểm nhấn của cả hai công trình này là tác giả đều điều tra, khảo sát một đơn vị hành chính mà theo ông là mang nhiều nét điển hình của làng quê Việt Nam: tổng Dương Liễu.

Nếu như công trình thứ nhất khắc họa một bức tranh khái quát về tập quán của người Việt dựa trên một trường hợp cụ thể, thì ở công trình thứ hai lại đưa ra những phân tích hết sức chi tiết, tỉ mỉ về tổng Dương Liễu ở các khía cạnh: cư trú và dân số.

Cũng trong hai công trình này, độc giả có thể nhận thấy phương pháp làm việc đặc biệt nghiêm cẩn và khoa học của Nguyễn Văn Huyên qua việc đi thực địa và vẽ lại sơ đồ các tổng/làng/xã, việc lập bảng số liệu để đối chiếu, so sánh.

Riêng sơ đồ tổng Dương Liễu, dù mới chỉ dừng ở bản vẽ tay chưa hoàn thiện, tác giả đã lập trên 20 sơ đồ khác nhau, ở cả cấp độ bao quát lẫn chi tiết, ở nhiều phạm vi, khu vực khác nhau.

Phương Hoa (Theo dantri.com.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • “Vẽ” chân dung Bác Hồ bằng ngôn ngữ văn học
    “Vẽ” chân dung Bác Hồ bằng ngôn ngữ văn học

    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã ra mắt bộ tiểu thuyết đầy tâm huyết “Nước non vạn dặm” (gồm 5 tập “Nợ nước non”, “Lênh đênh bốn biển”, “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, “Đường lên Điện Biên”, “Việt Nam - Hồ Chí Minh” kể về hành trình đi tìm đường cứu nước, khát khao giải phóng dân tộc của chàng thanh niên Nguyễ...

  • Những người “thắp lửa” nghệ thuật dân ca truyền thống
    Những người “thắp lửa” nghệ thuật dân ca truyền thống

    Trong xã hội hiện đại, góp phần gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng không thể không nhắc tới những “cây cao bóng cả” ở các câu lạc bộ (CLB) dân ca truyền thống. Họ được coi là những người miệt mài “thắp lửa” để các loại hình nghệ thuật còn mãi với thời gian, đồng thời thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ địa phương phát triển.

  • Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh lên truyện tranh của Italy
    Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh lên truyện tranh của Italy

    Ra mắt đây 57 năm tại Italy, ấn phẩm Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc vừa được NXB Kim Đồng chuyển ngữ, giới thiệu đến độc giả Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

  • Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức và hành trình chinh phục cái đẹp
    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức và hành trình chinh phục cái đẹp

    Với niềm đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức, Chi hội phó Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh Trung ương tại Vĩnh Phúc luôn tìm tòi, sáng tạo và nỗ lực chinh phục cái đẹp qua từng tác phẩm ảnh, cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn hóa, mang lại giá trị chân - thiện - mỹ cho đời sống tinh thần. Đạt nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Việt Đức đã khẳng định được tên tuổi trong làng nhiếp ảnh cả nước.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.202
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc