• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng

06:15 11/06/2024
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng thế mạnh của không gian mạng để triển khai các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) nước ta.

Chúng triệt để lợi dụng các kênh truyền hình trên internet, trang web và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp nội bộ nước ta.

Chúng còn lợi dụng công nghệ để cắt dán, trích dẫn sai lệch các hình ảnh, tài liệu nhằm làm cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu không đúng về chính sách, pháp luật của Nhà nước ta và các thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, qua đó hòng xuyên tạc tình hình thực tế trong nước. Điển hình như năm 2022, tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề “Hội luận về Thiên Chúa giáo ở vùng Tây Nguyên-thách đố và triển vọng” nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, kích động hận thù, vận động người dân trong nước tham gia diễn đàn, kêu gọi quốc tế gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam “cải thiện tự do tôn giáo, tín ngưỡng”.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây rối an ninh, trật tự, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”,“cách mạng đường phố”...

Bên cạnh đó, các tổ chức và lực lượng phản động, thù địch lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động gián điệp, thu thập tin tức chống Việt Nam thông qua việc tung ra những phần mềm chứa các mã độc, phần mềm gián điệp được cài sẵn, các ứng dụng miễn phí trên điện thoại. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp phát minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.

Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng

Ảnh minh họa / TTXVN

Chúng còn lợi dụng internet, mạng xã hội để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội hoặc làm lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại... nhằm phá hoại kinh tế, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta. Theo cơ quan chức năng, tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng. Riêng trong quý I-2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 32.265 nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các mạng công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Nghiêm trọng hơn, chúng lợi dụng internet, mạng xã hội để kích động, lôi kéo người dân tham gia hoạt động chống phá an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta; đồng thời, móc nối, cấu kết với cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số có tư tưởng "cấp tiến" là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành để mua chuộc, lôi kéo hình thành tổ chức phản động.

Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước”, chúng âm mưu hình thành, phát triển “xã hội dân sự” và các tổ chức chính trị-xã hội, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”... Thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối với nhau để lôi kéo, mua chuộc người tham gia tổ chức phản động. Trong đó, bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; số đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: "Việt Tân", "Tuổi trẻ yêu nước"...

Cùng với đó, cũng phải thấy một thực tế là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng, thời gian qua, công tác này còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là công tác quản lý công nghệ viễn thông, bảo mật thông tin nội bộ của không ít cơ quan nhà nước, cá nhân tại Việt Nam còn sơ hở, chưa được bảo mật tốt. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quản lý mạng xã hội, internet và đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trong quá trình đồng bộ để đáp ứng tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, định hướng thông tin và đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn có lúc thụ động, thiếu sắc bén.

Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội còn mỏng; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn khó khăn. Trong khi đó, tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội là những đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi hoạt động rộng, đặc biệt là từ nước ngoài, gây khó khăn trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục chủ động tăng cường công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta; chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Chủ động xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tính hai mặt của không gian mạng; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” với các nội dung thông tin xấu, độc, nguy hại đối với xã hội; kịp thời tố giác hành vi lôi kéo người dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua không gian mạng.

Xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội, internet; không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước. Phát huy hơn nữa lợi thế của internet, mạng xã hội trong việc cập nhật thường xuyên các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thành tựu đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ba là, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn cán bộ, đảng viên và người dân cùng tham gia công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp chung trong công tác phòng, chống hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng.

Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ chuyên môn sắc bén trong điều tra, khám phá âm mưu, hoạt động lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta. Tiếp tục đầu tư, trang bị các trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động này. Đầu tư trọng điểm xây dựng các đơn vị an ninh mạng, tác chiến điện tử đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ quốc gia trên không gian mạng.

Năm là, tăng cường, mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin và an ninh mạng để trao đổi kinh nghiệm trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này; tranh thủ tiếp thu công nghệ mới và hợp tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nước ta.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về viễn thông, truyền thông, internet, bảo vệ bí mật nhà nước và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Nghiên cứu sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để ngăn chặn triệt để những tin tức xấu, độc trên các trang mạng, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung độc hại.

Tạ Ngọc (Theo qdnd.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Đừng để bị lôi kéo làm điều sai trái ở nước ngoài
    Đừng để bị lôi kéo làm điều sai trái ở nước ngoài

    Báo CAND mới đây đã cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ, kích động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia biểu tình chống phá đất nước. Thực tế cho thấy, một số thanh niên, học sinh, lưu học sinh, người lao động bất hợp pháp đã bị đối tượng phản động lưu vong lôi kéo tham gia hoạt động biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nhằm mục đích tạo lập hồ sơ “tị nạn chính trị” để được cư trú lâu dài ở nước ngoài.

  • Giữ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy
    Giữ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy

    Để thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị cần triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều việc, trong đó, một vấn đề đặc biệt quan trọng là công tác cán bộ.

  • Suy thoái về tư tưởng chính trị - mối nguy hàng đầu của Đảng cầm quyền
    Suy thoái về tư tưởng chính trị - mối nguy hàng đầu của Đảng cầm quyền

    Một trong những nguy cơ đe dọa đến tính chính danh và sự tồn vong của Đảng cầm quyền là sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Nói đến suy thoái là đề cập đến tình trạng sa sút, thụt lùi dần dần, theo xu thế tiêu cực ngày càng nghiêm trọng hơn. Suy thoái tư tưởng chính trị là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng, con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Nếu không ngăn chặn và vực dậy kịp thời, hiệu quả, đây sẽ là mối nguy hại hàng ...

  • Tam Đảo chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    Tam Đảo chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Những năm qua, huyện Tam Đảo chủ động triển khai nghiêm túc, bài bản, sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị và Đề án số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025”. Qua đó, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ý kiến của bạn

Name (required)

Email (required)

Website

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 18.97.9.175
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc