• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Chính Trị
  3. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”

06:38 25/06/2025
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta là thủ đoạn vô cùng nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Hiện nay, lợi dụng chủ trương củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền rằng “Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho quốc phòng, an ninh, nhất là chi ngân sách nhà nước để phát triển công nghiệp quốc phòng, mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại, tạo ra cuộc chạy đua vũ trang, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực, đi ngược lại chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ đã tuyên bố”.

Đây là luận điệu thù địch, xuyên tạc có chủ đích, vô căn cứ. Bởi lẽ:

Thứ nhất, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

Tự vệ chính đáng là quyền tự nhiên của mọi quốc gia, dân tộc, được thừa nhận trong Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc và tồn tại trong tập quán quốc tế. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, tự vệ chính đáng của một quốc gia bao gồm những hoạt động cần thiết để phòng ngừa, chống trả những mối đe dọa, hành vi, hoạt động xâm phạm đến lợi ích chính đáng của quốc gia mình.

Là một dân tộc có truyền thống hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, vì vậy, đặc trưng bản chất chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Điều này đã được công khai, minh bạch hóa trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Điều 4, Luật Quốc phòng năm 2018 khẳng định: “Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới...; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 nhấn mạnh: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang”. Như vậy, chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, chống chiến tranh, phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang dưới mọi hình thức của Việt Nam đã luôn được khẳng định công khai, minh bạch, rõ ràng.

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Việt Nam tham gia chạy đua vũ trang, đi ngược lại chính sách hòa bình”

Việt Nam rất tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Ảnh: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc

Những năm qua, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức, mối đe dọa không nhỏ về quốc phòng, an ninh từ các thế lực thù địch, phản động. Trong bối cảnh đó, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới xác định quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền văn hóa và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; triệt tiêu các nhân tố gây mất ổn định chính trị từ bên trong; dập tắt nguy cơ xung đột, chiến tranh; giữ vững, củng cố môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hòa bình thế giới.

Để thực hiện mục tiêu đó, tất yếu đòi hỏi Việt Nam phải có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Ngoài mục đích đó, quốc phòng Việt Nam không có mục đích khác, không can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa hoặc xâm lược bất kỳ một quốc gia nào khác, bằng bất kỳ một hình thức, tính chất nào. Như vậy, có thể thấy rõ với chính sách quốc phòng như vậy, Việt Nam không trở thành mối đe dọa đối với bất cứ quốc gia nào trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, Việt Nam đã và đang nỗ lực tạo lập, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

Những năm qua, Việt Nam tích cực, chủ động nỗ lực ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cụ thể là Việt Nam cùng các nước láng giềng đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả luật pháp và thông lệ quốc tế để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đặt ra. Trong đó, Việt Nam đã ký với Lào Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia; ký với Campuchia Hiệp định về vùng nước lịch sử trên biển và Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới; ký với Malaysia Thỏa thuận về hợp tác thăm dò, khai thác chung vùng chồng lấn; ký với Thái Lan Hiệp định về phân định ranh giới biển; ký với Trung Quốc Hiệp ước về biên giới trên đất liền và Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; ký với Indonesia Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa...

Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia khác, trong đó có vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam luôn kiên định, kiên trì lập trường giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình, đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; trước hết là thực thi hiệu quả và đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm ngày 20-7-2012 của ASEAN về Biển Đông; đồng thời, Việt Nam đang tích cực hợp tác, đàm phán, tiến tới cùng các nước hữu quan xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ ba, Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, phản đối xung đột quân sự, chiến tranh, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử để có được độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định như ngày nay. Vì thế, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức rất rõ sự cần thiết và thấu hiểu được giá trị to lớn của hòa bình, ổn định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Dân tộc Việt Nam luôn mong muốn được chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các dân tộc khác và cần có môi trường hòa bình, ổn định để tiếp tục xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam không muốn có xung đột, chiến tranh vì điều đó dẫn đến những tổn thất, đau thương, mất mát to lớn cho không chỉ một phía. Việt Nam đang nỗ lực tạo lập, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực; song Việt Nam cũng quyết không sợ chiến tranh xâm lược từ nước khác, sẵn sàng tiến hành các hoạt động quốc phòng, quân sự cần thiết để tự vệ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam nhận thức rõ trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia, dân tộc, cần phải đấu tranh; trong mỗi đối tượng có thể có mặt cần tranh thủ hợp tác, thuyết phục, nỗ lực thúc đẩy hợp tác, giảm bất đồng, xung đột để đạt lợi ích cao nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việt Nam thực hiện phương châm "bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy"; chủ động phòng ngừa, ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ tư, Việt Nam tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh một cách hợp lý, chính đáng, không cổ xúy chạy đua vũ trang.

Quốc phòng, an ninh luôn là những lĩnh vực trọng yếu, quyết định đến thành bại, thịnh suy của mỗi quốc gia, dân tộc, không phân biệt thể chế chính trị và trình độ phát triển.

Là một quốc gia đang phát triển, có độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, lại luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam xác định phát triển đất nước nhanh, bền vững, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên.

Trong những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, phát triển công nghiệp quốc phòng, hiện đại hóa LLVT; xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì vậy, Việt Nam có sự quan tâm đúng mức, hợp lý trong đầu tư ngân sách và các nguồn lực khác cho củng cố quốc phòng, an ninh.

Từ những lý giải trên, cần khẳng định Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh phải đối phó với nhiều thách thức, mối đe dọa về quốc phòng, an ninh từ cả bên ngoài và bên trong, để bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, Việt Nam đã và đang đầu tư một nguồn lực nhất định, phù hợp với nhu cầu và khả năng của đất nước để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Điều này là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam. Do đó, mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt xoay quanh việc chi ngân sách quốc phòng, an ninh của Việt Nam đều là những trò hề, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và không hề lừa gạt được những người Việt Nam yêu nước chân chính.

Tạ Ngọc (Theo qdnd.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước
    Nhận diện thủ đoạn “đánh bùn sang ao”, chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước

    Chính sách công là một trong số những công cụ hữu hiệu, là thước đo sự thành công của hoạt động quản lý Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chính sách mới với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

  • Vững dải biên cương trong thế trận mới
    Vững dải biên cương trong thế trận mới

    Trên dải đất biên cương phía Bắc, nơi lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ đã và đang gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, quá trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Địa giới có thể đổi thay, nhưng màu xanh quân hàm vẫn bền bỉ giữa đại ngàn đá xám, gìn giữ bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.

  • Không thể phủ nhận giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam
    Không thể phủ nhận giá trị bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam

    Báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc, không thể phủ nhận trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

  • Bồi bổ lương tâm nhà báo
    Bồi bổ lương tâm nhà báo

    "Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không được để mất lương tâm". Câu nói ấy là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người. Đó cũng là lời nhắc nhở đặc biệt dành cho nhà báo, một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, tự hào ở đất nước ta.

Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ

Website


Comment Is Required

CAPTCHA image
Enter the code shown above:

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

Địa chỉ IP của bạn: 216.73.216.241
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc