Thời gian qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP với những cây trồng có giá trị kinh tế cao như bí đỏ, bí xanh, cà chua, su su… và một số sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu như thanh long ruột đỏ, ớt quả, chuối tiêu hồng...
Mô hình chăn nuôi gà đẻ theo hướng VietGAP của gia đình anh Nguyễn Quang Đạt, xã Đạo Tú (Tam Dương) cung cấp ra thị trường 90.000 quả trứng/tháng, thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín gắn với ứng dụng khoa học công nghệ được nhiều người dân áp dụng...
Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 74 mã số vùng trồng tại các huyện, thành phố với tổng diện tích 215 ha; cơ giới hóa được tăng cường áp dụng trong khâu làm đất bằng máy chiếm trên 95%, thu hoạch lúa bằng máy đạt hơn 75% diện tích...
Riêng năm 2024, toàn tỉnh có thêm 32 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được ngành Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ.
Đây là tiền đề quan trọng để các nông hộ, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ. Qua đó hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao thương hiệu nông sản và đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân.
Tin, ảnh: Ngọc Lan