Người sở hữu EQ cao có năng lực xã hội mạnh mẽ, có khả năng bứt phá mọi giới hạn của bản thân, phát triển sự nghiệp, từ đó trở thành "thỏi nam châm" thu hút thuận lợi về công việc, tiền tài.
Vào năm 1995, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bộ não và hành vi Daniel Goleman đã chỉ ra rằng, chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt còn chỉ số cảm xúc EQ chiếm đến 75%.
EQ quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống vì nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý hành vi, đối mặt với xung đột xã hội, và đưa ra quyết định.
Những người có EQ cao thường có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, và hiểu rõ hơn về cảm xúc của người khác.
Điều này giúp họ trong việc phối hợp với người khác, giải quyết vấn đề, và thích nghi với những thay đổi, điều cần thiết cho thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp.
EQ cũng giúp con người phát triển khả năng đồng cảm và chia sẻ, cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như tăng cường khả năng lãnh đạo.
Những người có EQ cao thường có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Ảnh minh họa
Bạn có nghĩ mình là người sở hữu EQ cao không? Những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn xác định được điều đó:
1. Biết lắng nghe
Những người có trí tuệ cảm xúc cao đều biết cách lắng nghe. Trong cuộc sống, nếu bạn được xem bạn tâm giao của người khác, đó là vì bạn đã cẩn thận lắng nghe tâm sự của người xung quanh. Người có EQ cao là người không nói về mình, mà là lắng nghe người khác nói với mình.
Người biết cách lắng nghe sẽ có nhiều bạn bè hơn. Bởi vì mọi người đều mong muốn được chú ý đến, khi bạn lắng nghe, bạn đang bước vào thế giới tinh thần của đối phương, điều này có thể khiến bạn vô hình thực sự bước vào người khác.
Lắng nghe là khởi đầu để ta thực sự thấu hiểu người khác, là nhịp cầu nối kết tình bạn, cũng là tiền đề để ta học cách quan tâm.
Những người biết cách lắng nghe thực sự là người lắng nghe trong im lặng, không dễ dàng ngắt lời hoặc bình luận, mà học cách cảm nhận tâm trạng của người khác từ trái tim và sử dụng ngôn ngữ để dẫn dắt người khác thoát khỏi cảm xúc đau khổ cho đến khi chữa lành được đối phương.
2. "Đọc" được biểu cảm trên gương mặt
Người có EQ cao rất nhanh nhạy trong việc phán đoán cảm xúc của người khác, ngay cả vẻ mặt hay hành động nhỏ nhất cũng có thể hiểu đối phương đang nghĩ gì.
Đây chắc chắn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của người sở hữu trí tuệ cảm xúc vượt trội.
EQ và lòng đồng cảm có quan hệ mật thiết với nhau. Đoán biết được suy nghĩ của người khác sẽ giúp ích rất nhiều điều trong cuộc sống, tạo dựng các mối quan hệ xã hội, trở thành người thông minh và tinh tế trong mắt người khác.
3. Biết kiềm chế cảm xúc
Thói quen thứ hai của người có trí tuệ cảm xúc cao là biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Họ không dễ mất bình tĩnh. Đây là chìa khóa để họ có khả năng chiếm được lòng tin của người khác.
Có lẽ mỗi người trưởng thành nên nhớ rằng chúng ta không nên làm nô lệ cho cảm xúc của mình, đừng để mọi hành động phục tùng cảm xúc mà nên kiểm soát đến lượt cảm xúc của mình.
Cho dù tình hình có tồi tệ đến đâu, bạn nên cố gắng kiềm chế cảm xúc và giải quyết bằng lý trí.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng đá mèo, nhấn mạnh rằng những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thường gây ra một vòng luẩn quẩn, bởi vì một số việc nhỏ dẫn đến nhiều thảm họa trong cuộc sống.
Khi tâm trạng không tốt, bạn không chỉ gây hại cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh. Vì vậy, học cách kiểm soát cảm xúc, đây là chìa khóa cho hạnh phúc của chúng ta.
4. Luôn có sự hiếu kỳ với người khác
Bẩm sinh có lòng hiếu kỳ với người khác, hành vi và câu chuyện của những người xung quanh là biểu hiện của người EQ cao. Tìm hiểu về đối phương cũng là cách giúp chúng ta thấu hiểu và bồi dưỡng lòng đồng cảm.
Hiếu kỳ ở đây không phải là tọc mạch, nhiều chuyện, thích chen vào cuộc sống của người khác, mà là tâm thái sẵn sàng đón nhận khi được cho phép, khát khao được hiểu rõ và đi vào thế giới nội tâm của đối phương.
5. Biết buông bỏ, khoan dung
Tại sao những người có EQ lại rất hạnh phúc? Bởi họ bao dung và biết buông bỏ. Có người ấm ức chịu đựng nhưng không thể buông bỏ, còn có người bị sợ hãi trói buộc, không đặt lên được, cũng không buông xuống được.
Những người có EQ cao biết cách tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. Họ rất rộng lượng, không so đo tính toán.
Những người có EQ cao thường duy trì tinh thần lạc quan, nhìn nhận mọi vấn đề một cách tích cực và tìm kiếm cơ hội trong khó khăn. Ảnh minh họa
6. Hiểu rõ những thứ khiến bản thân mệt mỏi
Người sở hữu EQ cao thường xem trọng cuộc sống tinh thần. Chính vì thế, họ luôn muốn tìm ra những điều khiến bản thân mệt mỏi để bài trừ và không để nó ảnh hưởng tiêu cực đến sự vui vẻ và hạnh phúc.
Tuy nhiên, EQ không phải là toàn năng. Hiểu rõ những gì mình thiếu sót không đồng nghĩa với việc biết cách giải quyết nó. Điều này còn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
7. Biết cách từ chối
Thói quen thứ năm của những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao là biết cách từ chối người khác một cách phù hợp, khéo léo.
Từ chối người khác một cách khéo là chìa khóa để không mắc lỗi với bản thân cũng là cách gìn giữ các mối quan hệ.
Nói không là một trong những nghệ thuật khó nhất. Chỉ những người biết từ chối điều gì đó đúng lúc mới có thể sống tự do và tự trọng.
Nếu không muốn làm hoặc không thể làm được, bạn nên từ chối, điều này không chỉ tốt cho bản thân bạn mà còn tốt cho đối phương.
8. Thích nghi với thay đổi
Họ linh hoạt và có khả năng điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các tình huống mới.
Nguyễn Phương (Theo giadinh.suckhoedoisong.vn)