• Trang chủ
  • Chính trị
    • Xây dựng đảng
    • Đoàn thể
    • Chính quyền
    • Chuyển đổi số
    • Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người
    • Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
    • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)
  • Kinh tế
    • Thu hút đầu tư - Công nghiệp
    • Nông nghiệp
    • Thị trường
    • Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Y tế
    • Lao động - Việc làm
    • Gia đình
    • Nhịp sống trẻ
    • Tết nhân ái
    • Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu
    • Môi trường
    • Xoá nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc phòng
    • Lực lượng vũ trang
    • Hướng tới Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024
  • Pháp luật
    • An ninh trật tự
    • Pháp luật và đời sống
    • Thực hiện Nghị quyết số 01/2023 của HĐND tỉnh
  • Văn hóa
    • Thời trang và cuộc sống
    • Góc nhìn điện ảnh
    • Du lịch
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Giải trí
    • S Việt Nam
    • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
  • Đất và người Vĩnh Phúc
    • Điểm đến
    • Món ngon
  • Thể thao
    • Thể thao trong nước
    • Thể thao quốc tế
  • Thế giới
  • Công nghệ
    • Ô tô - Xe máy
    • Khoa học - công nghệ
  • Video
  • Multimedia
    • E-magazine
    • Ảnh
    • Infographics

CHUYÊN MỤC

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Quốc phòng
  • Pháp luật
  • Văn hóa
  • Đất và người
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Công nghệ

MULTIMEDIA

  • Truyền hình
  • Ảnh
  • Tạp chí
  • Infographic
Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung
Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

  1. Trang chủ
  2. Xã Hội

Khám phá kiến trúc đa văn hóa của tòa nhà UBND TP HCM

09:41 18/01/2021
Xem cỡ chữ
Đang tạo audio đọc bài

Kiến trúc của trụ sở UBND TP HCM có gì đặc biệt?

Tòa nhà UBND TP HCM tọa lạc tại số 86, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1. Công trình nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn.

Trụ sở UBND TP HCM hiện nay

Theo các tài liệu ghi chép, tổng thống Pháp khi đó là ông Patrice de Mac Mahon đã ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn vào ngày 8/1/1877. Năm 1895, Hội đồng thành phố Sài Gòn tổ chức thi tuyển dự án xây dựng tòa thị chính, địa điểm là khu đất cao, địa thế vững chãi cuối đường Charner, nay là đường Nguyễn Huệ.

Kết quả là, tòa nhà UBND TP HCM được khởi công năm 1907 và khánh thành vào năm 1909, do kiến trúc sư người Pháp Femand Gardè thiết kế, ban đầu có tên tiếng Pháp Hôtel de ville, nghĩa tiếng Việt là Dinh xã Tây. Tòa nhà được lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris, theo phong cách Phục Hưng. Công trình có lầu chuông cao ở giữa kiểu miền Bắc nước Pháp, hai bên là hai dãy nhà đối xứng.

Tháng 8/1945, từ ban công của tòa thị chính này, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã tuyên đọc danh sách Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ, đây là sự kiện để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Nam Bộ thời kỳ đó.

Từ năm 1954 tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thời bấy giờ. Năm 1966, ba khối nhà bốn tầng được xây dựng thêm trong khuôn viên để mở rộng các phòng làm việc. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, thì ngày 2/7/1976, Quốc hội Việt Nam quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành TP.HCM và tòa nhà được sử dụng làm trụ sở UBND TP HCM từ đó đến nay.

Tòa nhà UBND TP HCM - Hình tượng nữ thần Marianne
Hình tượng nữ thần Marianne bác ái đặt ở trọng tâm dưới tháp chuông

Thiết kế mặt tiền công trình có sự pha trộn của phong cách kiến trúc châu Âu với bố cục kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu Baroque và Rococo, cửa sắt kiểu Art – nouveau. Cấu trúc điển hình là tháp nhọn nhô cao ở phần chính giữa, hai bên có hai tầng mái đăng đối, tòa nhà bên trái và bên phải thấp hơn so với các phần còn lại.

30 mét mặt tiền của tòa nhà UBND TP HCM là tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu,… được tạo tác với độ tinh xảo mang phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940). Mũ tự do Phrygia, vành nguyệt quế và nhà cách mạng là những biểu tượng được lặp lại trên mặt tiền của tòa nhà.

Còn chính giữa mặt tiền là tượng trang trí hình người phụ nữ và hai đứa bé đang chế ngự thú dữ. Hai bên cũng là hai bức phù điêu hình người phụ nữ. Đây là ba cụm điêu khắc thường xuất hiện tại những tòa tháp thị chính của nước Pháp xưa.

Ba cụm điêu khác này là hình tượng nhân cách hóa quốc gia về Nữ thần Marianne – hiện thân cho nền Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do, bình đẳng, huynh đệ, bác ái.

Tòa nhà UBND TP.HCM được xây dựng trong 11 năm
Tòa nhà UBND TP.HCM được xây dựng trong 11 năm

Hình tượng nữ thần Marianne ngực trần đặt ở trọng tâm dưới tháp chuông và trên trán tường tòa nhà. Marinanne do với tay dựng thanh gươm – biểu tượng công chính và tấm bia luật, chim câu hòa bình đậu trên mũ tự do Phrygia. Một nhánh cọ biểu tượng cho sự chiến thắng, còn khẩu đại bác và cây súng dưới chân gợi nhớ đến cuộc cách mạng Pháp. Hình ảnh đứa trẻ chế ngự 2 con sư tử cũng nhằm thể hiện thuộc tính về sự bác ái.

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia 110 tuổi của Sài Gòn

Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử đặc sắc, ngày 4/11 vừa qua, tòa nhà UBND TP HCM đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia sau hơn 4 năm thành phố có văn bản đề nghị.

Theo đó, tòa nhà trụ sở UBND TP HCM được công nhận là di tích cấp quốc gia thể loại di tích kiến trúc nghệ thuật. Khu vực được công nhận gồm các khu nhà: khu A1 và A2 sát đường Lê Thánh Tôn, khu B1 và B2 cách khu A một khoảng sân rộng và khu C sát đường Pasteur, nối liền khu A1 với khu B1.

Tòa nhà UBND thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích cấp quốc gia
Tòa nhà UBND thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Trong đó, khu vực được nhiều người quan tâm vẫn là khối nhà A1, cũng chính là phần trụ sở được xây dựng đầu tiên. Khối nhà A1 được xây dựng trên khu đất dài 136m, rộng 35m, có tầng hầm bên dưới nhưng từ sau năm 1975 tầng hầm này không còn được sử dụng.

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng trong hồ sơ. UBND TP HCM thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích này theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Sau hơn một thế kỷ tồn tại, dù trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, kiến trúc của tòa nhà UBND TP HCM lịch sử vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Không chỉ thế, tòa nhà còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hình bản sắc đô thị của TP HCM thời hiện đại.

Tòa nhà UBND TP HCM mang tính điểm nhấn nằm ở cuối phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ngày nay, trên bản đồ du lịch, đây là địa điểm ghé thăm không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước tại TP HCM. Đừng quên theo dõi những tin tức du lịch Sài Gòn mới nhất của chúng tôi.

Khổng Oai (theo https://dulichvietnam.com.vn)

Chia sẻ
Tweet
Bài liên quan
  • Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025
    Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

    Theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương cập nhật lại địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu để chuẩn bị phương án đề xuất Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm 2025.

  • Giải quyết việc làm sau cai nghiện: Cần gỡ "nút thắt" trong đào tạo nghề
    Giải quyết việc làm sau cai nghiện: Cần gỡ "nút thắt" trong đào tạo nghề

    Được học nghề, có việc làm ổn định để tạo dựng lại cuộc sống là nhu cầu chính đáng của những người nghiện ma túy sau cai và cũng là giải pháp hữu hiệu phòng ngừa tái nghiện. Mặc dù đã có chính sách tạo điều kiện của Nhà nước, nhưng với tay nghề còn hạn chế, con đường tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện sau cai vẫn còn không ít khó khăn.

  • Tiếp tục tổ chức thí điểm phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện cho công an cấp xã
    Tiếp tục tổ chức thí điểm phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện cho công an cấp xã

    Theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA, từ ngày 21/5/2022, công an các huyện, thành phố đã được trao quyền đăng ký, cấp biển số xe ô tô; 50 đơn vị công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ điều kiện đã được làm thủ tục đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.

  • Huyện Yên Lạc: Tỉ lệ xử lý, giải quyết các tồn tại, vi phạm pháp luật đất đai đứng đầu toàn tỉnh
    Huyện Yên Lạc: Tỉ lệ xử lý, giải quyết các tồn tại, vi phạm pháp luật đất đai đứng đầu toàn tỉnh

    Theo chỉ tiêu trong Kế hoạch số 54 của UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố mỗi năm cần xử lý ít nhất 20% các tồn tại, vi phạm đất đai và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm đất đai mới phát sinh trên địa bàn.

Ý kiến
Ý kiến của bạn

Name (required) Vui lòng nhập tên bạn

Email (required) Vui lòng nhập địa chỉ email Địa chỉ email không hợp lệ


Comment Is Required

Báo Vĩnh Phúc

Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung.

Phó tổng biên tập: Đỗ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hoàng Hanh.

Giấy phép số 821/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Địa chỉ: số 6 - Đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0211.3862567, Fax: 0211.3721981, Email: tsbaodientu@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Vĩnh Phúc. 

baovp_access

12782600
Trong ngày: 30355 Trong tuần: 30355 Trong tháng: 660608
Địa chỉ IP của bạn: 3.131.93.117
Thống kê Ẩn
Bản quyền 2021 thuộc về: Báo Vĩnh Phúc