Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.560 ha diện tích cây trồng cạn. Những bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện cho các loại nấm mốc, sâu bệnh phát triển như mốc sương trên cây cà chua; phấn trắng trên cây su su; sâu xanh, bọ nhảy trên cây rau… Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ra tình trạng sâu bệnh kháng thuốc và tích đọng trong nông sản, đất, gây nguy hại cho người sử dụng.
Từ năm 2017, Trung tâm Ứng dụng và đổi mới sáng tạo (Sở KH&CN) đã lựa chọn chủng nấm đối kháng Trichoderma để nghiên cứu, đến năm 2022 cho ra đời chế phẩm Trichoderma SP xử lý nguồn bệnh trong đất trồng tại các vùng sản xuất rau màu chuyên canh. Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích, nâng cao giá trị nông sản, không ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác, tạo môi trường sinh thái cho hệ sinh vật đồng ruộng sinh trưởng, phát triển.
Các phần tử nấm được nuôi lắc tốc độ 150 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC, thời gian 2 ngày trong điều kiện vô trùng
Môi trường nhân giống được pha chế theo các thành phần quy định và khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong thời gian 20 phút, để nguội đến 30oC ¸ 35 oC sau đó cấy nấm Trichoderma từ các ống giống gốc
Nuôi và kiểm tra nhân sinh khối nấm
Nấm đối kháng Trichoderma có hoạt lực cao đạt chất lượng 108 bào tử/gram ở quy mô công nghiệp, cung cấp cho sản xuất nông nghiệp quy mô 100 ha
Soi kiểm tra mật độ bào tử trên kính hiển vi ở vật kính 40
Sản phẩm được bao gói có ghi tên, logo đơn vị sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng
Cán bộ Trung tâm Ứng dụng và Đổi mới sáng tạo hướng dẫn nông dân HTX Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc cách pha chế phẩm Trichoderma SP để bơm lên rau màu
Nông dân xã Yên Phương, huyện Yên lạc sử dụng nấm để xử lý đất và gốc rạ sau khi gặt giúp phân hủy gốc rạ nhanh và diệt trừ nấm bệnh trong đất.
Chùm ảnh của Hoàng Hà - Trà Hương