Bằng ý chí, nỗ lực vượt khó từ xuất phát điểm một tỉnh thuần nông, sự năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, đồng lòng sau hơn một phần tư thế kỷ, Vĩnh Phúc đã không ngừng phát triển trở thành một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Xuyên suốt trong quá trình phát triển, tỉnh luôn lấy công nghiệp là nền tảng. Cùng với những chính sách ưu đãi riêng và sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, từ 1 KCN ban đầu thời điểm mới tái lập tỉnh, đến nay, Vĩnh Phúc đã có 19 KCN với tổng diện tích hơn 5.487 ha, với 390 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Vĩnh Phúc trở thành địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp đến đầu tư.
Ngay từ ngày đầu tái lập, tỉnh đã chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là hệ thống giao thông.
Hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc được định hình đồng bộ, hiện đại, phù hợp quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.
Nhiều công trình lớn đã và đang được triển khai tạo điểm nhấn cho đô thị như Công viên Quảng trường Hồ Chí Minh, cầu Đầm Vạc…
Các loại hình kinh doanh, dịch vụ ngày càng phong phú. Hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm như Tam Đảo…
… Đại Lải được đầu tư hiện đại.
Từ trung tâm thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc đến những vùng quê của xã Tân Phú, huyện Vĩnh Tường, hay bất cứ miền quê nào khác đều có sự đổi thay rõ rệt.
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Chùm ảnh của Khánh Linh