Được thiên nhiên ưu đãi của dải đất phù sa màu mỡ, nằm dọc theo tuyến sông Hồng. Nhiều địa phương vùng đất bãi đã quy hoạch được khu sản xuất tập trung, phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại, công nghiệp, thương mại - dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là người tiên phong nuôi cá nước ngọt trên vùng đất bãi, từ khu đất rộng hơn 10 ha thuê lại của bà con tại thôn Thụ Ích, xã Liên Châu (Yên Lạc), ông Nguyễn Văn Hồng đã cải tạo, xây 3 ao nuôi cá thâm canh, trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán khoảng 200 tấn cá thương phẩm.
Khai thác thế mạnh là vùng đất bãi, xã Hồng Phương (Yên Lạc) đã triển khai phát triển hiệu quả nhiều mô hình, vùng sản xuất hàng hóa tập trung như sản xuất rau an toàn.
Với lòng nhiệt huyết và đam mê với nông nghiệp sạch, anh Nguyễn Văn Cường cùng 7 thành viên thôn Trung Nha, xã Hồng Phương (Yên Lạc) đã thành lập HTX sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt...
…Với sản lượng cung ứng đạt hơn 300 kg/ngày cho hơn 200 hộ dân và hàng chục trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Nhận thấy nguồn nhân lực tại địa phương dồi dào, gia đình chị Trần Thị Liên, thôn Phương Nha, xã Hồng Phương (Yên Lạc) đã mở xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc...
…tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập ổn định.
Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, những nông dân xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) đã tận dụng diện tích đất đồi bãi của địa phương để trồng cỏ nuôi bò, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, sau một thời gian nghiên cứu anh Nguyễn Tiến Lộc, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) đã quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng và trang bị hệ thống máy móc hiện đại chuyên chế biến các sản phẩm từ sữa, góp phần tạo việc làm và mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân vùng đất bãi.
Chùm ảnh của Nguyễn Lượng - Trà Hương