Theo tư liệu hồi cố của các bậc cao niên được ghi chép lại trong hồ sơ di tích,đền Phú Đa, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường được khởi dựng vào triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) niên hiệu Cảnh Hưng.
Đền Phú Đa vốn mang tên dân gian là đền Quan Thị hay đền Đá, gắn với tên tuổi của danh tướng Nguyễn Danh Thường. Sinh thời ông là người có đức, có tài, lập được nhiều công trạng, được triều đình phong đến chức Tham mưu quân Đô đốc phủ, Khâm sai kiểm sát thành, trấn thủ cả một vùng rộng lớn từ Sơn Tây đến Thái Nguyên.
Trải qua hơn 300 năm lịch sử, ngôi đền vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo, đậm chất văn hóa Việt cổ. Tháng 2/1990, đền Phú Đa được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đền Đá tọa hướng Đông Nam, với 3 tòa kiến trúc gồm cổng đền, đại bái, từ đường làm bằng vật liệu đá xanh và gỗ lim
2 trụ đá lớn phía trước cổng đền tạo nét uy nghiêm
Cổng đền nhuốm màu thời gian
Khoảng sân rộng có 2 hàng tượng võ sĩ và voi ngựa bằng đá chầu 2 bên
Hai ông chắp bút trước cửa hậu cung
Từ đường có ngai thờ bằng đá và bài vị
Những linh vật như rồng, kỳ lân được tạc bằng đá xanh mang đậm nét văn hóa thuần Việt
Những chạm khắc đá ở đền Phú Đa đã phản ánh những thành công nổi bật về trình độ chạm khắc và trang trí đá thời Lê-Mạc
Từ bao đời nay, đền Phú Đa luôn được hậu duệ của cụ Nguyễn Danh Thường truyền đời gìn giữ, hương hỏa, để di tích lịch sử - văn hóa này mãi là nơi gắn kết cộng đồng
Chùm ảnh của Khánh Linh