Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, huyện Yên Lạc được phát hiện năm 1962, trải qua 7 lần khai quật đã phát lộ nhiều dấu tích người Việt cổ, những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh lúa nước sông Hồng, hình thành nên quốc gia Văn Lang của các vua Hùng.
Với gần 500 hiện vật, tài liệu, hình ảnh của di tích Đồng Đậu được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử. Cùng với đó, việc trưng bày còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc đến các tầng lớp nhân dân.
Gần 500 hiện vật, tài liệu, hình ảnh về di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh
Di chỉ Đồng Đậu có niên đại khoảng 4.000 năm, chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử
Học sinh Trường tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên tìm hiểu về các hiện vật lưu trữ của nền văn hóa Đồng Đậu thuộc 1 trong 4 giai đoạn văn hóa: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn
Hơn 1.600 hiện vật đá được trưng bày
Đồ gốm là hiện vật được phát hiện nhiều nhất trong tầng văn hóa. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được gần 500 đồ gốm nguyên và hơn 200.000 mảnh gốm vỡ. Đồ gốm được làm chủ yếu từ sét pha cát mịn hoặc thô, một số pha thêm bã thực vật, bề mặt thường có màu xám hồng, ánh mica
8 cuốn tài liệu nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về di tích Đồng Đậu qua các thời kỳ được lưu giữ cẩn thận
Việc trưng bày di tích là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử và những di sản văn hóa trên quê hương mình.
Chùm ảnh của Kim Ly