Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu tại thôn Đồng Đậu, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc đã được tìm thấy cách đây 60 năm. Qua 7 lần khai quật, các nhà khoa học đã xác định có 4 giai đoạn văn hóa khảo cổ cùng có mặt trên một di chỉ, song rõ ràng nhất, tiêu biểu nhất đại diện cho 3 nền văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun, thông qua phát hiện di cốt người cổ cùng hàng nghìn hiện vật cực kỳ phong phú về chất liệu, chủng loại, đa dạng về loại hình, kiểu dáng.
Điều này cho thấy, lịch sử hình thành, phát triển của người Việt cổ tại đây diễn ra liên tục, xuyên suốt. Đó là những bằng chứng quý giá để tìm hiểu về phong tục, tập quán và đặc biệt là thành phần nhân chủng của người Việt cổ trên lưu vực sông Hồng.
Di tích khảo cổ học Đồng Đậu - nơi các nhà khoa học phát hiện ra di cốt người cổ cùng hàng nghìn hiện vật bằng đá, đồng, gốm…
Hố thám sát qua các đợt khai quật được gắn biển, đánh vị trí
Khu vực này được khoanh vùng, bảo vệ, nên cảnh vật bên trong khá hoang sơ
Di cốt người thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên khai quật tại di tích khảo cổ Đồng Đậu được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh
Cùng các hiện vật tiêu biểu cho thời kỳ Phùng Nguyên như bi gốm, rìu đá...
Hoa tai đồng, mũi tên đồng ở thời kỳ Đồng Đậu
Chạc gốm, bàn dập gốm... thời kỳ Gò Mun
Hiện nay, huyện Yên Lạc đang triển khai dự án Công viên Đồng Đậu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành bảo tàng hóa di tích khảo cổ học Đồng Đậu
Chùm ảnh của Khánh Linh