Di sản Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; là di sản văn hóa quý giá, là sợi dây liên kết quá khứ với hiện tại. Đây còn là nguồn tư liệu quan trọng giúp các thế hệ tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Với mong muốn bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa Hán Nôm, nhiều người dân, nhất là các bậc cao niên trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực học tập, truyền dạy, lưu trữ chữ viết Hán Nôm.
Hơn 20 cụ cao niên tại các xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường tham gia học chữ Hán Nôm tại xã Thượng Trưng
Các học viên tích cực trao đổi, chia sẻ phương pháp học tập hiệu quả
Lớp học thường xuyên tổ chức cho học viên làm bài kiểm tra như kỳ thi cổ xưa
Tại đình Thượng Trưng vẫn lưu giữ hàng nghìn cuốn sách viết bằng chữ Hán Nôm và nói về di sản Hán Nôm
Mong muốn lưu truyền di sản Hán Nôm cho thế hệ sau, cụ Bùi Văn Thọ, xã Thượng Trưng thường xuyên giới thiệu về ý nghĩa của chữ Hán Nôm với các em nhỏ tại địa phương
Cụ Nguyễn Xuân Len, Ban Chủ nhiệm Hội Hán Nôm tỉnh tham gia phục chế sắc phong bằng chữ Hán Nôm tại một số đình trên địa bàn tỉnh
Trên nền giấy sắc phong, những nét chữ Hán Nôm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và chứa đựng tâm tư, tình cảm, sự tôn kính của người viết
Để giữ gìn đúng nét đẹp di sản Hán Nôm, các cao niên vẫn dùng nghiên mực và mài mực thỏi để viết chữ
Trong các văn tự thờ cúng và sớ cầu bình an vẫn sử dụng chữ Hán Nôm để thể hiện sự tôn kính, linh thiêng
Chùm ảnh của Trà Hương - Minh Hường