Tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô - là tháp cổ đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Tháp có kiến trúc độc đáo, được các chuyên gia đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật còn nguyên vẹn nhất trong số những tháp cổ còn tồn tại đến ngày nay.
Tháp Bình Sơn nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay
Tòa Tam bảo cũ có dạng chữ đinh, bao gồm tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian và hệ thống tượng thờ chủ yếu được làm bằng đất phủ sơn, niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Tam bảo mới được xây dựng trên nền nhà tam bảo cũ, hình thức kiến trúc mang phong cách thiền viện
Tháp Bình Sơn có bình đồ hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn. Tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung (loại vuông và chữ nhật)
Chân bệ tháp xây bằng “gạch khẩu” hình chữ nhật, có nhiều cỡ. Mặt ngoài của tháp được ốp bằng loại gạch hình hộp, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn
Mặt ngoài của tháp trang trí hoa văn phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, họa tiết được trang trí kỹ lưỡng, phức tạp, nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi…
Một nét độc đáo khác của tháp Bình Sơn là tòa tháp được xây dựng không cần vôi vữa. Để làm điều này, những người xây dựng tháp đã sử dụng những viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ
Giếng Mực tương truyền vị trí này xưa kia là đế của một ngôi tháp cổ màu xanh, khi tháp cổ này biến mất để lại một hố sâu hình giếng tròn. Trải qua biến cố của thời gian, hiện nay giếng đã bị biến dạng, không tròn như xưa
Hồ sen nằm ở vườn trước tháp Bình Sơn, tạo không gian thanh tịnh, yên bình, tôn nên nét cổ kính của tháp
Chùm ảnh của Trà Hương