Theo sử sách ghi lại và thông qua những lời kể của các nghệ nhân cao niên, làng mộc Bích Chu thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường đã có từ 400 năm về trước. Khởi đầu là sự xuất hiện của 8 ông thợ cả, các cụ chủ yếu đi làm đồ mộc cho các gia đình mới xây nhà, từ đó dẫn dắt con cháu trong làng đi theo học nghề.
Trải qua nhiều thế hệ, những người theo nghề mộc trong làng ngày càng đông. Tay nghề của người thợ làng gỗ Bích Chu cũng ngày một nâng cao. Dưới bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ Bích Chu, những sản phẩm trang trí nội thất không thua kém bất cứ nơi nào về chất lượng, hình thức. Không chỉ vậy, họ còn rất có nghề trong việc phục chế những đồ cổ, kiến trúc đình chùa cổ xưa.
Bích Chu là một trong số ít vùng quê còn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại.
Nhà thờ tổ mộc với hơn 300 năm tuổi, đã được trùng tu lại.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Khen thực hiện công đoạn vẽ bản thô trước khi chạm khắc. Công đoạn này đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết.
Thợ mộc Bích Chu nổi tiếng bởi nghề khắc gỗ, đẹp, tinh xảo đến từng chi tiết.
Các mô típ hoa văn có nội dung truyền thống nhưng vẫn pha thêm cảm hứng sáng tạo của người thợ.
Ông Phan Văn Trường, một trong những người giữ được nghề truyền thống của làng.
Để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, nghề chạm khắc gỗ ở Bích Chu cần đến rất nhiều dụng cụ chuyên dụng.Trong đó các loại đục giữ vai trò cực kì quan trọng.
Do nhu cầu phát triển của thị trường, nhiều hộ làm nghề đã đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến để tăng năng lực sản xuất.
Các thiết bị máy móc giúp sản phẩm làm ra trở nên nhanh hơn và chính xác hơn.
Chế sơn son thếp vàng là công đoạn độc đáo, bởi mỗi gia đình đều có những bí quyết riêng để cho ra những màu sơn độc đáo nhất.
Nhu cầu mua sắm đồ gỗ nội thất của người dân tăng cao.
Những sản phẩm của làng mộc Bích Chu, đang được đóng gói, xuất sang các tỉnh bạn.
Gian trưng bày sản phẩm điêu khắc gỗ Bích Chu tại hội chợ truyền thống
Chùm ảnh của Nguyễn Lượng