Những năm qua, nghề nuôi rắn đã mang lại nguồn thu nhập cho hàng trăm hộ dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường; góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ gặp khó khăn, lao đao vì rắn không xuất bán được. Từ đầu năm 2021 đến nay, khi “bão dịch” có thời điểm tạm lắng xuống, người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm để phát triển kinh tế, duy trì làng nghề truyền thống của địa phương.
Hiện toàn xã Vĩnh Sơn có gần 1.000 hộ nuôi rắn (chiếm khoảng 70% hộ dân). Năm 2021, cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn rắn thương phẩm và 300 vạn trứng rắn
Trung bình mỗi hộ nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn đầu tư xây 2.000-3.000 hang để nuôi rắn
Hang rắn được xây với bề rộng khoảng 35 cm, sâu 70 cm, cao 20 cm. Mỗi hang chỉ nuôi được 1 con rắn
Để rắn sinh trưởng và phát triển tốt, việc chọn giống là khâu quan trọng
Người dân nuôi rắn từ lúc trứng nở đến khi được khoảng 2 kg phải mất gần 3 năm
Rắn được cho ăn 3-5 ngày/bữa, thức ăn chủ yếu của rắn là cóc và chuột
Vào giữa mùa Đông, rắn bố mẹ được ghép đôi. Đến tháng 3, tháng 4, khi tiết trời ấm áp, rắn cái sẽ đẻ trứng. Khoảng 60-70 ngày ấp, trứng sẽ nở rắn con
Những quả trứng rắn có tia khi soi dưới ánh đèn mới có khả năng nở thành rắn con
Trứng rắn sau khi lấy về được người dân phủ cát, để quả trứng được căng bóng
Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương
Các sản phẩm mang thương hiệu rắn Vĩnh Sơn ngày càng được nhiều người biết đến
Nhờ nuôi rắn, diện mạo nông thôn mới xã Vĩnh Sơn ngày một khởi sắc.
Chùm ảnh của Dương Chung - Trà Hương