Với 8.000 đôi chim sinh sản được nuôi theo mô hình công nghiệp, mỗi ngày, trang trại chim bồ câu lai Pháp của gia đình ông Trần Văn Bính, thôn Vân Tập, xã Vân Hội, huyện Tam Dương xuất ra thị trường hơn 250 đôi chim thương phẩm, cho doanh thu gần 350 triệu đồng/tháng. Đây được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của địa phương.
Trên diện tích 2 ha đất quy hoạch khu chăn nuôi tập trung của xã Vân Hội, ông Trần Văn Bính đã đầu tư xây dựng 3 chuồng trại kiên cố và được bố trí khoa học. Chim được nuôi nhốt trong lồng để dễ dàng kiểm soát số lượng, tốc độ tăng trưởng, công tác phòng trừ dịch bệnh…
Để công việc chăn nuôi đảm bảo khoa học, trên mỗi ô nuôi đều có sổ theo dõi nhật trình của từng đôi, trên đó được ghi chép quá trình tiêm vắc xin, ngày đẻ, chế độ cho ăn…
Nhằm tăng năng suất đẻ của chim, hiện nay trang trại bồ câu Pháp của ông Bính áp dụng kỹ thuật dùng trứng giả. Với kỹ thuật này, trung bình 12-15 ngày, 1 đôi chim bố mẹ không phải nuôi con sẽ đẻ 1 lứa (2 trứng), tương đương gần 30 lứa/năm. Với cách nuôi thông thường, bồ câu chỉ đẻ từ 7-8 lứa/năm
Trang trại sử dụng kỹ thuật soi trứng để sàng lọc giới tính và loại bỏ trứng hỏng
Sử dụng lò ấp trứng để nâng cao tỷ lệ chim nở
Vắc xin được sử dụng theo đúng quy trình, đảm bảo chim sinh trưởng tốt
Chim non sau khi nở được đưa vào các chuồng để chim bố mẹ nuôi, chăm sóc. Thức ăn là cám tổng hợp được chim mẹ ngậm trong họng rồi mớm cho chim non
Các giai đoạn sinh trưởng của chim non
Chim non sau 28 ngày tuổi sẽ cho xuất chuồng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện giá 1 đôi chim con từ 130 nghìn đồng xuống còn 85 nghìn đồng
Chim giống bố mẹ có giá hơn 200 nghìn đồng/đôi. Nếu chế độ nuôi tốt, đảm bảo đúng kỹ thuật, chim bố mẹ có thể cho sinh sản từ 4 tháng tuổi, vòng đời có thể kéo dài tới 7 năm tuổi. Trọng lượng chim bố mẹ khi trưởng thành đạt từ 1,2-1,5kg, cá biệt có con lên tới 1,8 kg
Chùm ảnh của Khánh Linh