Không nhiều người biết hệ thống thủy lợi Liễn Sơn ngày nay với các hạng mục chính như đập tràn, cầu Liễn Sơn cũ (đoạn bắc qua sông Phó Đáy, ranh giới giữa huyện Tam Dương và Lập Thạch), các kênh dẫn chính, phụ… được người Pháp xây dựng cách đây hơn 1 thế kỷ. Trong quá khứ, công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa trở nên dễ dàng, song cũng đóng góp quan trọng trong việc trị thủy, ngăn lũ, đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Yên xưa.
Kể từ khi được khởi công vào tháng 2/1914, 9 năm sau, hệ thống thủy lợi Liễn Sơn bao gồm đập tràn, các kênh dẫn chính, phụ và các công trình phụ trợ mới cơ bản hoàn thành. Đập Liễn Sơn là hạng mục được thi công đầu tiên trong thời gian 3 năm, từ tháng 12/1914 đến tháng 12/1917
Theo tính toán, công trình cần 5.000 m3 đá xây dựng, tuy nhiên, sau đó được điều chỉnh thay thế hoàn toàn bằng bê tông xi măng
Theo tài liệu ghi lại, quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, địa chất và thiên nhiên khắc nghiệt
Cùng với đó, cầu Liễn Sơn có kết cấu cầu thép cũng được xây dựng. Đây cũng là thiết kế phổ biến được người Pháp áp dụng với nhiều cây cầu nổi tiếng như Long Biên (Hà Nội), Trường Tiền (Huế)…
Theo thời gian, chất liệu thép hầu như không bị các yếu tố tự nhiên tác động nhiều
Cùng với sự phát triển của đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương ngày càng lớn, cầu Liễn Sơn mới được xây dựng ngay bên cạnh. Cầu cũ chỉ còn các phương tiện xe máy, xe thô sơ đi qua
Được sự đầu tư của Nhà nước, hệ thống thủy lợi Liễn Sơn đã có quy mô như ngày nay, có khả năng tưới nước cho gần 65.000 ha lúa và hoa màu của cả 3 vụ/năm; cấp nước cho gần 1.700 ha nuôi trồng thủy sản; tiêu nước cho một lưu vực có diện tích lên tới hơn 43.000 ha ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh
Để chống sạt lở, nhiều đoạn được kè đá với chiều dài lên đến hàng chục km
Nhịp sống thường ngày nơi hạ nguồn đập thủy lợi
Những ngôi làng trù phú bên bờ sông Phó Đáy - Nơi hệ thống thủy lợi đi qua
Chùm ảnh của Hà Phương