Người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, vào mùa vụ thì "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", lúc nông nhàn lại bôn ba tứ phương, làm đủ nghề để mưu sinh. Trên núi Tam Đảo, có những công trình xây dựng, địa thế hiểm trở, máy móc hiện đại không thể thay thế sức người thì những người nông dân ấy lại có mặt, vừa làm phu khuôn đá, kiêm thợ xây. Những người như tôi biết, tôi gặp, họ đa phần sinh sống dưới chân núi Tam Đảo, đến từ xã Hồ Sơn, thị trấn Đại Đình. Giữa lúc dịch dã hoành hành, công việc dù khó khăn, vất vả đến mấy họ cũng nhận, cũng làm để đủ tiền trang trải cuộc sống.
Những công trình xây dựng trên núi Tam Đảo có địa thế hiểm trở, máy móc hiện đại không thể thay thế sức người, lúc đó những người nông dân lại có mặt, vừa làm phu khuôn đá, kiêm thợ xây
Công việc chính của họ là xây kè đá chống sạt lở, bảo vệ nền móng các công trình (cầu, đường, nhà cao tầng…)
Đá được ô tô chở đến tập kết trên đường lớn, bằng đôi tay trần, những người lao động lại vận chuyển chúng đến từng vị trí khác nhau của công trình
Việc nặng nhọc hầu như không phân biệt giới tính, ai cũng phải gắng sức
Với những tảng đá lớn, phải nhờ người trẻ, khỏe dùng búa tạ đập ra làm nhiều mảnh cho dễ khuôn vác
Công việc thực sự nặng nhọc, vất vả khiến ai cũng đổ mồ hôi. Nhưng bù lại công lao động cao hơn thợ xây từ 50-100.000 đồng/ngày
Những ngôi làng bình dị dưới chân núi Tam Đảo nơi họ sống
Vào mùa vụ, họ lại tất bật với công việc cày cấy quen thuộc
Chùm ảnh của Khánh Linh