Xưa kia, Văn Miếu tỉnh có tên Văn Miếu phủ Tam Đới, được lập tại Cao Xá, huyện Bạch Hạc (nay là xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường). Về sau, đổi tên thành Văn Miếu phủ Vĩnh Tường.
Năm 1925, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, Văn Miếu phủ Vĩnh Tường được di dời về trung tâm tỉnh lỵ, tại địa phận gò Giác Lạc ở phía Bắc xã Định Trung và có tên gọi là Văn Miếu tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc).
Với giá trị lịch sử đó, Văn Miếu tỉnh được xây dựng trở thành một công trình văn hóa mang đậm giá trị nhân văn và có ý nghĩa sâu sắc đối với hậu thế; là nơi các thế hệ tìm về để tri ân truyền thống tôn sư trọng đạo, nối tiếp truyền thống hiếu học của ông cha.
Toàn cảnh Văn Miếu nhìn từ trên cao. Cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá phía trước.
Giếng Thiền Quang...
Nổi bật trong khuôn viên của Văn Miếu tỉnh là 2 dãy nhà bia Tiến sĩ với 18 tấm bia phục chế trên lưng rùa khắc ghi tên tuổi, sự nghiệp, công danh của 86 vị đỗ Đại khoa ngạch Văn và 5 vị Đại khoa ngạch Võ của Vĩnh Phúc để lưu danh cho hậu thế.
Nhà trống, nhà chuông hai bên tả, hữu.
Hạng mục quan trọng và bề thế nhất là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung.
Bên trong khu tiền đường và chính cung.
Nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu quý về truyền thống khoa bảng của tỉnh và diễn ra nhiều sự kiện nhằm giáo dục truyền thống hiếu học.
Khuôn viên, cây xanh bên trong Văn Miếu tỉnh.
Văn Miếu tỉnh trong dòng chảy đương đại.
Chùm ảnh của Khánh Linh