Cùng với quy hoạch các khu xử lý rác thải tập trung và bố trí các bãi rác tạm, hỗ trợ xây dựng lò đốt rác, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường cho các địa phương. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, bên cạnh sự vào cuộc của các ngành chức năng rất cần sự đồng thuận từ chính người dân.
Rác được vứt bừa bãi và việc xử lý bằng cách đốt tại chỗ gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Trên nhiều tuyến đường ở nông thôn, rác thải được đổ tràn ra đường gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông của người dân.
(Trong ảnh: Tuyến đường tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương).
Tại xã Hợp Châu (Tam Đảo), vì chưa có bãi tập kết rác, nhiều người dân “vô tư” đổ rác ra đường, bất chấp biển cấm.
Người dân vứt vỏ bao bì, chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật ngổn ngang sau mỗi mùa vụ. (Ảnh chụp tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương)
Chất thải rắn được đổ “vô tội vạ” tại một số tuyến đường nông thôn mới. (Ảnh chụp tại xã Hồng Phương, huyện Yên Lạc)
Tình trạng đổ trộm vật liệu xây dựng vẫn diễn ra ngang nhiên.
(Trong ảnh: Chụp tại địa phận xã Liên Châu, huyện Yên Lạc).
Trên tuyến kênh thủy lợi nối từ xã Tam Hồng - Yên Phương (Yên Lạc) cũng ngập đầy rác.
Rác thải, xác động vật sống ứ đọng trên dòng kênh ở xã Yên Bình (Vĩnh Tường).
Đội thu gom rác tại xã Thiện Kế (Bình Xuyên) phải làm việc hết công suất, bởi lượng rác thải quá nhiều.
Bãi tập kết rác tại xã Bá Hiến (Bình Xuyên) luôn trong tình trạng quá tải không được che đạy,bốc mùi hôi thối ảnh hưởng tới người dân sống xung quanh.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng thôn Quan Đình, xã Tam Quan (Tam Đảo) thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân không vứt rác bừa bãi, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.
Chùm ảnh của Nguyễn Lượng – Trà Hương