Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ở các địa phương, nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo đã được áp dụng. Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Ngọc Mỹ (Lập Thạch) đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển một số cây hàng hóa, đặc biệt là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, biến nhiều diện tích đất đồi khô cằn trở thành những vườn cây trù phú.
Mô hình nuôi hươu sao của gia đình anh Nguyễn Văn Tân, thôn Đồi Thông, xã Hợp Châu (Tam Đảo) cho hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người học hỏi và nhân rộng.
Nhờ làm tốt công tác dân vận, nhân dân thôn Hoàng Trung, xã Kim Xá (Vĩnh Tường) đã hiến 500m2 đất, ủng hộ hơn 300 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động làm đường giao thông.
Việc xây dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tạo điều kiện để phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ bán tự động trong sản xuất nông nghiệp, mô hình trồng dưa trong nhà kính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Trung Kiên, thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương) đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại An Hạnh, thôn Hoàng Phú, xã Kim Xá (Vĩnh Tường) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 5,5 – 10 triệu đồng/tháng.
Trường mầm non Hoa Sen, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương) được đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, đáp ứng tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ II.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo đầu tư nhiều thiết bị y tế hiện đại.
Trong ảnh: Bác sĩ đang kiểm tra máy sinh hóa máu tự động.
Huyện Vĩnh Tường đưa cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Lò đốt rác tập trung của xã Thiện Kế (Bình Xuyên) vận hành hết công suất, góp phần xử lý rác thải tại địa phương.
Một góc nông thôn mới Tam Dương.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
(Ảnh chụp tại xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường).