Chiến tranh đã lùi xa nhưng nhiều năm qua, CCB Nguyễn Văn Đổng (Vĩnh Tường) và anh Trần Văn Thập (Vĩnh Yên) đã lặn lội khắp trong Nam, ngoài Bắc để sưu tầm những kỷ vật của “Một thời hoa lửa”. Mỗi kỷ vật đều ẩn chứa câu chuyện chân thực, sinh động về những con người đã “làm nên lịch sử”, gắn với những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc và truyền thống đánh giặc, giữ nước kiên cường, bất khuất của cha anh.
Ông Nguyễn Văn Đổng (bên phải) và đồng đội chia sẻ về những kỷ vật gắn bó với người lính nơi chiến hào (Phía trên là lá Cờ giải phóng được may bằng tay ra đời sau ngày ký kết Hiệp định Paris, 27/1/1973)
Hiện nay, “Bảo tàng tư gia” của ông Nguyễn Văn Đổng lưu giữ hơn 1.000 kỷ vật thời chiến
Chiếc bình hoa đặc biệt có dòng chữ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", thể hiện ý chí thống nhất, khát vọng hòa bình của nhân dân ta
Ông Nguyễn Văn Đổng giới thiệu về chiếc đèn dầu làm từ vỏ đạn
Bình hoa được chế tác từ vỏ đạn thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Phần lớn "gia tài" kỷ vật thời chiến đều do anh Trần Văn Thập dày công tìm kiếm và mua lại
Lọ hoa được chế tác từ xác chiếc máy bay thứ 4.000 bị quân và dân Vĩnh Phú bắn rơi tại xã Tiền Châu (Phúc Yên) ngày 17/10/1972
Một số thiết bị thông tin liên lạc thời chiến
Chiến tranh đã lùi xa nhưng bộ sưu tập kỷ vật của anh Trần Văn Thập vẫn sống mãi với thời gian
Chùm ảnh Anh Minh - Hồng Chung