Hát bội hay còn gọi là Tuồng, là loại hình nghệ thuật cổ truyền với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Những năm 60 của thế kỷ XX, ở Vĩnh Phúc có CLB Tuồng xã Hoàng Đan (Tam Dương) từng đi lưu diễn rất thành công ở miền Bắc. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, tới năm 1990 CLB tan rã. Vào những tháng cuối năm 2016, CLB Tuồng xã Hoàng Đan chính thức được khôi phục, qua đó, không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này mà còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
Điều khiến Tuồng trở nên đặc biệt, dễ nhận biết một phần là nhờ cách hóa trang khuôn mặt. Màu sắc phải thật đậm, đường nét rõ ràng để khắc hoạ cá tính nhân vật
Chỉ cần nhìn vào màu sắc mà người xem biết mình đang đối diện những nhân vật nào trên sân khấu. Chẳng hạn, trong vở “Đào Tam Xuân đề cờ”, nữ tướng có khuôn mặt nửa xanh, nửa hồng chỉ ra bà xuất thân từ miền núi, đồng thời là người giỏi võ, chính trực
Trước giờ công diễn
Trang phục sân khấu có đặc điểm riêng, được hư cấu nhưng phải phù hợp với yếu tố lịch sử, xuất thân, vị thế của nhân vật
Những lời nói, động tác, hình thể đi lại trên sân khấu Tuồng đều được khoa trương và cách điệu
Một cảnh trong vở Đề Thám được các thành viên trong CLB tuồng Hoàng Đan diễn khá thành công
Chùm ảnh Khánh Linh