Xác định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đầu tư công tác này. Hệ thống cơ sở, quy mô đào tạo nghề được mở rộng; cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được quan tâm, phương pháp dạy và học theo hướng sáng tạo; đa dạng loại hình, trình độ đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp hầu hết có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều người đã trở thành những công nhân có tay nghề cao, những cán bộ kỹ thuật giỏi, những chủ doanh nghiệp tiềm năng...
Nữ học viên Trường cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc thực hành cắt gọt kim loại.
Nhà tuyển dụng lao động kiểm tra trực tiếp sản phẩm thi tay nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Việt Xô số 1 (thị xã Phúc Yên)
Học viên khoa Điện Trường Cao đẳng Nghề Việt Xô số 1 (thị xã Phúc Yên) thực hành trên máy tính.
Hướng nghiệp - dạy nghề giúp các em tìm một nghề phù hợp với khả năng của bản thân
Anh Đinh Trung Kiên (cựu học viên Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) hiện là quản lý xưởng hàn tại Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 1 với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Mô hình thực hành PLC giải Nhất Quốc gia - công trình nghiên cứu của giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc được áp dụng một cách hiệu quả vào giảng dạy cho học viên.
Em Đào Mạnh Quyền (Trường Cao đẳng Nghề Việt Xô số 1) đạt giải Nhất nghề hàn trong Kỳ thi tay nghề Quốc gia năm 2016.
Chùm ảnh Kim Ly - Dương Hà
(Tác phẩm dự thi đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vào cuộc sống)