Vụ cháy tại quán karaoke trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy (Hà Nội) xảy ra vừa qua khiến 13 người thiệt mạng, một phần nguyên nhân do chính biển quảng cáo “siêu khủng” của quán, đã cản trở lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường, giải thoát người bị nạn. Nếu không được treo theo đúng quy định, biển quảng cáo tấm lớn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, việc quản lý hoạt động quảng cáo bằng biển hiệu vẫn chưa thực sự được chú trọng. Chỉ cần đi dọc các tuyến phố sầm uất của thành phố Vĩnh Yên, người đi đường dễ dàng bắt gặp các biển quảng cáo tấm lớn, che hết mặt tiền các ngôi nhà, kích thước vượt xa quy định của Luật Quảng cáo. Vì vậy, các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
Để tạo hiệu ứng trang trí rực rỡ, bắt mắt nhằm thu hút khách hàng, các tấm biển của quán karaoke được trang trí bằng hệ thống đèn led. Tuy nhiên, biển quảng cáo điện tử rất dễ cháy, vì chất liệu chủ yếu là bằng nhựa, được lắp đặt số lượng lớn bóng đèn led trên một diện tích nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra và công suất điện năng lớn, dễ gây ra cháy
Mặt tiền Siêu thị điện máy HC được bao phủ toàn bộ bằng hệ thống biển quảng cáo sử dụng đèn led. Che chắn hoàn toàn không gian thoát hiểm, cứu hỏa
Theo Luật Quảng cáo, đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Tuy nhiên, trên các tuyến phố lớn không khó để bắt gặp những biển quảng cáo vi phạm các quy định này
Với những biển quảng cáo bao vây tứ phía kiểu này, khi xảy ra cháy, nổ lực lượng PCCC không biết tìm cách tiếp cận cứu người bị nạn bằng cách nào
Với hệ thống điện lưới chằng chịt như thế này, các biển quảng cáo tấm lớn không đảm bảo khoảng cách an toàn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao
Chùm ảnh Hà Phương
(Tác phẩm dự thi đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vào cuộc sống)