Làng nghề tái chế sắt thép thuộc 2 xã Đồng Văn và Tề Lỗ, huyện Yên Lạc có từ cách đây hơn 20 năm. Khi đời sống nhân dân phát triển, các loại phế thải từ quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày càng nhiều, trong đó, có sắt thép. Để tiết kiệm tài nguyên, đồng thời, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống, ban đầu chỉ một vài hộ gia đình trong làng đi thu mua, rồi bán phế liệu đến các làng nghề khác. Sau đó họ học được cách làm và triển khai tại hộ nhà mình, dần dần nhiều người khác trong làng làm theo. Hiện nay, có trên 50% các hộ gia đình trong xã làm nghề tái chế sắt thép: Từ khâu thu mua ô tô, máy công cụ, sắt vụn đến khâu phá dỡ thiết bị và nung thành phôi thép bán cho các nhà máy cán thép, việc này dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Nguồn phế liệu được thu gom về với số lượng ngày càng lớn
Phân loại phế liệu trở thành nghề đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình
Tất cả đồ phế thải mua về đều được các “chuyên gia” phân chia thành sản phẩm riêng bán cho những nơi cần nguyên liệu để tái chế
Cảnh mua bán, phân loại chiếm cả lòng đường
Ô nhiểm môi trường luôn là vấn đề khó giải quyết đối với chính quyền địa phương và người dân nơi đây
Phế liệu “Bủa vây” nơi sống sinh hoạt hàng ngày
Chùm ảnh Dương Hà