Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại mà còn là người bạn đồng hành của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Quan điểm xuyên suốt trong Tư tưởng của Người đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện nhất quán trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà nhiều lần Người nhấn mạnh là: “Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Vĩnh Phúc hiện có 3 dân tộc thiểu số chính: Dân tộc Sán Dìu, Dao, và dân tộc Cao Lan, với trên 47 ngàn người chiếm 4,7% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên...
Thấm nhuần quan điểm của Người, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh ta đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống... không ngừng chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào nơi đây.
Người tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số thăm gian trưng bày hình ảnh 50 năm Bác Hồ về thăm Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc
Người dân tộc Sán DÌu xã Đại Đình (Tam Đảo) tìm hiểu hệ thống internet qua điện thoại.
Đồng bào dân tộc Sán Dìu xã Bồ Lý (Tam Đảo) tham khảo báo Đảng trong ngày lễ hội.
Người dân tộc Cao Lan, xã Quang Yên (Sông Lô) diện những bộ trang phục truyền thống trong các ngày lễ lớn của dân tộc mình.
Nhờ có các chính sách hỗ trợ, các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng yên tâm đến trường, vươn lên trong học tập. (Ảnh chụp học sinh dân tộc Cao Lan, xã Quang Yên, sông Lô)
Sinh hoạt văn hóa trong lễ hội Xuống đồng của người dân tộc Cao Lan, xã Quang Yên (Sông Lô)
Tục mời trầu, nét văn hóa của người Sán Dìu.
Văn Hiên- Khánh Linh- Thế Hùng
(Phóng sự ảnh dự thi "Báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm 2015)