Tháp gốm men chùa Trò vốn là đồ thờ tự tại chùa Trò (Đại Phúc Tự) thuộc thôn Dân Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời Lý -Trần.
Năm 1954, ngôi chùa bị giặc đốt cháy, đồ thờ tự bị thất tán, tháp bị vứt xuống ao. Sau khi hòa bình lập lại, nhân dân đã vớt cây tháp lên và chuyển giao cho Bảo tàng tỉnh để bảo tồn và phát huy giá trị. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ công nhận tháp gốm men chùa Trò là bảo vật quốc gia.
Tháp gốm men chùa Trò có niên đại thế kỷ XIV được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Hiện nay, tháp còn lại 9 tầng, là hiện vật gốc độc bản được làm bằng gốm, tráng men 3 màu: Xanh ngọc, trắng và nâu. Tháp có dạng khối hộp hình vuông, rộng đế và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Toàn bộ tháp được trang trí hoa văn, mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Trần.
Ngược dòng lịch sử, sau khi bị giặc phá hoại, chùa Trò ngày nay được phục dựng, xây dựng mới trong khuôn viên đình làng Dân Trù.
Chùa có kiến trúc đơn sơ, giản dị.
Bên trong chính điện chùa Trò.
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa.
Nhà khách trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật về phật giáo.
Nét cổ kính đình Dân Trù.
Cùng với đình Dân Trù, chùa Trò trở thành điểm đến tâm linh, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu đối với người dân địa phương.
Chùm ảnh của Khánh Linh