Vĩnh Phúc có 41 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị văn hóa được các dân tộc sáng tạo, phát triển và được lưu giữ ở nhiều dạng thức khác nhau như tiếng nói, trang phục, ẩm thực, phong tục, tập quán và các loại hình nghệ thuật dân ca, dân vũ... đã tạo nên sắc màu văn hóa các dân tộc Vĩnh Phúc.
Trang phục của người Sán Dìu khá đơn giản nhưng vẫn thể hiện nét đẹp độc đáo và mang bản sắc riêng.
Nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Sán Dìu là làn điệu Soọng cô, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Đồng bào dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù (Tam Đảo) thường làm các món ăn truyền thống như bánh chưng gù, bánh lẳng, xôi đen... vào các dịp lễ, Tết.
Lễ hội Xuống đồng xã Quang Yên (Sông Lô) được tổ chức hằng năm, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cao Lan.
Các trò chơi dân gian của đồng bào Cao Lan được tái hiện qua lễ hội truyền thống.
Làn điệu Sình ca được đồng bào dân tộc Cao Lan lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Người Dao ở bản Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) có nhiều phong tục tập quán độc đáo, trong đó có Lễ cấp sắc vẫn được gìn giữ và phát huy.
Đồng bào Dao gìn giữ nét đẹp văn hóa qua trang phục truyền thống.
Để văn hóa truyền thống không bị mai một, đồng bào các dân tộc thiểu số duy trì lớp truyền dạy chữ viết, văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.
Những phong tục tập quán tốt đẹp được gìn giữ, phát huy không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số mà còn thêm gắn kết tình làng, nghĩa xóm.
Chùm ảnh của Kim Ly - Dương Chung - Trà Hương