Với tuổi đời hơn 300 năm lịch sử, làng nghề gốm Hương Canh, xóm Lò Cang (nay là tổ dân phố), thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên vốn nức tiếng gần xa. Đến những năm 50-70 của thế kỷ XX, nghề gốm nơi đây vẫn phát triển cực thịnh, với hàng chục lò gốm ngày đêm đỏ lửa, đưa các sản phẩm chum, vại đi khắp mọi miền đất nước.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cũng như sự tác động của kinh tế thị trường, làng gốm Hương Canh hiện không còn được hưng thịnh như trước. Song, vẫn còn không ít những người con quê hương vẫn quyết tâm bám trụ với nghề, quyết giữ gìn tinh hoa nghề truyền thống của cha ông.
Tổ dân phố Lò Cang hôm nay. Thời cực thịnh có vài chục hộ làm nghề, đến nay, làng gốm chỉ còn 6 hộ gắn bó với nghề.
Lò gốm Tiến Hiệp của gia đình anh Trần Ngọc Tuyến làm chủ là lò gốm gia dụng lớn nhất ở Hương Canh...
... Lò gốm của gia đình Nghệ nhân ưu tú Giang Thị Nhạn cũng nổi tiếng không kém. Bà có 5 người con thì cả 5 người đều làm thợ chính hoặc phụ việc tại hai lò nung của gia đình.
Lò gốm của anh Giang Anh, người con thứ 3 của Nghệ nhân ưu tú Giang Thị Nhạn sản xuất đều đặn các mặt hàng truyền thống chum, vại, tiểu... cho thu nhập tốt.
Không bằng lòng với việc để khách hàng tự tìm đến lò gốm và chỉ sản xuất các sản phẩm gia dụng truyền thống, nhiều năm qua, họa sĩ Nguyễn Hồng Quang (người con thứ 4 của bà Nhạn), chủ xưởng gốm nghệ thuật Quang Đức đã chủ động phát triển dòng gốm nghệ thuật.
Các sản phẩm gốm nghệ thuật Quang Đức trước khi vào lò...
... Khi ra lò trở thành những sản phẩm trang trí ấn tượng, đầy tính thẩm mỹ.
Sản phẩm được đem đi trưng bày tại nhiều sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh.
Chùm ảnh của Hà Phương